TU ĐẠO KHÔNG NÊN CỐ CHẤP.
( Viết về câu chuyện của Tu sĩ Thích Minh Tuệ )
Chuyện của tu sĩ Thích Minh Tuệ hành khất sang Ấn Độ hiện đang thu hút sự quan tâm lớn của rất nhiều người, có người cổ vũ nhiệt tình, thậm chí là thái quá, có người dửng dưng không quan tâm, có người không ủng hộ…. Đó là xã hội và Đức tin về Phật giáo.
Tôi có một vài suy nghĩ như sau:
Đức tin về một tôn giáo hay một phương pháp tu hành nào đó, là quyền tự do lựa chọn của mỗi người, việc Tu sĩ tin vào Đức Phật, tin vào pháp môn Hạnh Đầu Đà là quyền tự do tín ngưỡng, tự do chọn đạo của họ, không ai có quyền thay đổi, và cũng không nên ủng hộ thái quá hoặc chỉ trích thậm tệ!
Người đi tu là tu cho chính mình chứ không phải là đi tu để mang lại phúc lộc cho người khác, ngay cả Đức Phật Thích Ca cũng vậy, ngài tu là tu cho ngài còn việc các tín đồ học tập theo cách mà ngài tu đó là do lòng tự nguyện đi theo phương pháp tu của ngài chứ ngài cũng không lôi kéo, không bắt buộc ai đi theo mình.
Con đường tu hành rất dài nó xuyên suốt cả cuộc đời, thậm chí là xuyên suốt trải qua nhiều kiếp ở nhiều tầng không gian, thời gian, hình tướng hoặc vô hình tướng, trí tuệ và thần thức ở các tầng các kiếp khác nhau, tu đến khi nào đến được Thượng giới ở tầng cao nhất, tầng của Đấng Tạo hóa vượt khỏi thời gian, không gian của đại vũ trụ vượt khỏi sinh tử bởi những hạn chế có giới hạn trong quy luật tạo hoá… trở thành Thượng Thần giúp Thượng Đế cai quản sự sinh diệt của đại vũ trụ thì đó mới là đích của sự tu hành.
Tu sĩ Thích Minh Tuệ đi tu là hạnh nguyện và sự lựa chọn của chính Tu sĩ, không cần ai quan tâm giúp đỡ, cũng không ai có quyền cản trở hoặc phán xét! Hãy giữ thái độ bình thản theo dõi và cảm nhận, không nên thổi phồng đánh giá một cách quá ngưỡng, khiến mình trở thành vô lý vô minh. Có người gọi Tu sĩ là Ngài thậm chí coi đó là hiện tượng của một vị Phật nào đó tái sinh hay giáng thế…? Điều này là rất vội vàng và thiếu tính thuyết phục.
VÀI LỜI NHẮN GỬI
Tu sĩ Thích Minh Tuệ thân mến!
Tôi cảm kích và hoàn toàn ủng hộ Tu Sĩ lựa chọn con đường tu hành, bất kể con đường của Tu Sĩ là con đường nào, bởi đó là giá trị mà chỉ có Tu Sĩ mới nhận thấy rõ nhất.
Tuy nhiên Tu Sĩ nên suy nghĩ vài ý kiến sau:
Việc đi tu là cả cuộc đời và nhiều kiếp tiếp theo chứ không phải vài năm hay vài chục năm, Tu Sĩ có ước nguyện đi bộ đến Ấn Độ trong lúc này vượt qua Myanmar là rất cần cân nhắc bởi những lý do:
Thứ nhất: An ninh bất ổn!
Myanmar hiện nay đang trong tình trạng chiến sự phức tạp giữa quân đội chính phủ và các lực lượng vũ trang đối lập.
– Các khu vực biên giới và vùng nông thôn đều tiềm ẩn nguy cơ cao về xung đột vũ trang khi các cuộc giao tranh diễn ra liên tục, đặc biệt tại các bang biên giới.
– Nhiều nhóm vũ trang và tội phạm hoạt động mạnh, có thể bắt giữ người nước ngoài để đòi tiền chuộc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
– Việc di chuyển bằng đường bộ rất rủi ro, nhiều đoạn đường bị kiểm soát bởi các nhóm vũ trang không thuộc chính phủ.
– Việc Tu Sĩ xuất hiện trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến Đức tin cũng như sự ủng hộ của dân chúng đến những “ ngôi chùa” trong nước, Tu Sĩ cần “thận trọng” đến sự “không hài lòng của họ”!
Thứ hai: Hành trình tu hành không thể đánh đổi bằng sự liều lĩnh!
– Tu hành là con đường dài cả đời, không chỉ vài tháng hay vài năm. Nếu vì một quyết định liều lĩnh mà gặp bất trắc, thì không chỉ con đường tu hành bị gián đoạn mà còn có thể gây ảnh hưởng đến Phật giáo và những người noi theo.
– Không phải cứ hành khất là đúng. Trong lịch sử, nhiều vị sư hành khất vì hoàn cảnh và sự phát triển của đạo pháp, nhưng trong thời hiện đại, việc hành khất xuyên quốc gia, đặc biệt qua các vùng chiến sự, không còn phù hợp nữa.
– Giá trị thực sự của việc tu hành. Nếu mục tiêu là tu hành và đạt được sự giác ngộ, thì phương pháp quan trọng hơn hình thức. Việc đi bộ sang Ấn Độ không nhất thiết phải là con đường duy nhất để đắc đạo.
Thứ ba: Hào Quang ảo!
Việc có nhiều người tung hô thông qua sự tác động từ truyền thông và mạng xã hội đã tạo ra một hào quang ảo, nó không phải là giá trị mà Tu Sĩ đã tu hành được trong mấy năm qua, điều này khiến Tu Sĩ bị đẩy vào tình huống nguy hiểm hơn bao giờ hết cả về thể xác và tinh thần, cho nên hơn lúc nào hết chính Tu Sĩ, gia đình và những người ủng hộ Tu Sĩ Minh Tuệ phải tỉnh táo để xua tan đám mây hào quang ảo này càng sớm thì con đường tu hành của Tu Sĩ Minh Tuệ sẽ giảm bớt được những khó khăn trong tương lai.
GIẢI PHÁP HỢP LÝ HƠN.
Thay vì đoàn tu hành đi theo con đường qua Myanmar quá nguy hiểm này thì Tu sĩ Thích Minh Tuệ cùng các Tu sĩ có thể lựa chọn bằng con đường khác.
Các bạn có thể chậm lại lo làm visa qua Trung Quốc, Nepal và từ đó vào Ấn Độ để tránh phải đi qua khu vực bất ổn trên lãnh thổ Myanmar. Nếu các bạn hành trình vào cuối Xuân thì cuối hạ các bạn đã có thể đến Nepal sau đó vào Ấn Độ.
Trong thời gian chờ làm Visa đoàn nên dành thời gian để tu tập thêm về giáo lý Phật giáo và cách thuyết pháp, nâng cao thêm trình độ “Uyên Triết” để xứng đáng là những triết gia Phật giáo tu hành hạnh đầu đà tinh thông.
NGẪM THẤY
Hành trình của Tu Sĩ Thích Minh Tuệ được xuất phát từ tâm nguyện tốt, nhưng xét về thực tế, đây không phải là một con đường khôn ngoan. Nguy cơ lớn nhất là mất mạng hoặc bị lợi dụng, khiến con đường tu hành bị cắt ngang. Trong Phật giáo, quan trọng nhất vẫn là giữ được thân mạng để tiếp tục hành đạo, chứ không phải mạo hiểm một cách vô nghĩa!
Tôi đã nói trong bài viết “ Hạnh nguyện của nhà tu hành chân chính “ ngày 14/6/2024 và dự đoán cũng như hy vọng sau 17 năm nữa Tu Sĩ sẽ chứng đắc và thuyết giảng giáo lý. Mong là như vậy.
Chúc Tu sĩ Thích Minh Tuệ tinh tấn và may mắn trên con đường theo Phật.
News
Ai ngờ vừa bước vào nhà cô gái đã nhận thái độ cực choáng của họ hàng, khi anh rút ra chiếc thẻ cả nhà câm nín…
Hà – một cô gái thành thị năng động, có chút sắc sảo, vừa tròn 25 tuổi – đang yêu một người khiến cả công ty phải nể: anh Hoàng – CEO của một tập đoàn công nghệ, đẹp trai,…
Dân mạng ngạc nhiên biệt thự trắng 300 m2 của Công Vinh – Thủy Tiên
Biệt thự nhà Thủy Tiên được sửa chữa vào năm 2021 với chi phí cải tạo khoảng 10 tỷ đồng. Trước đó, vợ chồng cô mua ngôi nhà với giá khoảng 22 tỷ đồng và chuyển đến sống từ năm…
Ngày cưới của Lan diễn ra tại một nhà hàng sang trọng ở thành phố, do nhà trai chọn
Ở một ngôi làng nhỏ ven thành phố, ông Tâm, một người cha đơn thân, đã dành cả cuộc đời để nuôi dạy cô con gái duy nhất của mình – Lan. Ông không giàu có, chỉ sống bằng nghề…
Cô mặc một chiếc áo dài trắng, tay ôm bụng bầu đã khá lớn
Bà Hạnh ngồi thẫn thờ bên bàn thờ, ánh mắt hướng về di ảnh của con trai – Thành, người đã ra đi trong một vụ tai nạn giao thông cách đây đúng hai năm. Hôm nay là ngày giỗ…
Chiếc hộp vẫn trơ trơ, như thể được phù phép
Ở một ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên dòng sông lặng lẽ, có ông trưởng thôn tên Hiền, người sống một mình trong căn nhà gỗ cũ kỹ. Ông Hiền không vợ, không con, cả đời tận tụy vì…
Cả Việt Nam rớt nước mắt hình ảnh Quý Bình
Sau khi lo liệu chu toàn lễ tang Quý Bình, em trai chia sẻ hình ảnh của nghệ sĩ thời điểm điều trị u não trong bệnh viện. Lễ tang của Quý Bình diễn ra trong hai ngày 8 và…
End of content
No more pages to load