Từ trước đến nay chồng là trụ cột chính của gia đình, anh nghỉ việc thì tôi biết lấy tiền đâu để chi tiêu sinh hoạt.

Ngày mới về nhà chồng, tôi nghe thấy 1 người họ hàng nói bố chồng tôi ngày trẻ kiếm được rất nhiều tiền. Nhìn bề ngoài ông bà sống giản dị, ăn uống đạm bạc thế nhưng bên trong có rất nhiều vàng, 2 người ấy giàu ngầm.


Suốt 9 năm làm dâu, tôi không nhận thấy sự giàu có của bố mẹ chồng. Việc chi tiêu sinh hoạt hàng tháng chia đôi, vợ chồng tôi chịu tiền ăn uống, còn ông bà chi điện nước. Ngày tôi sinh con nhà ngoại cho 5 triệu, còn bà nội chỉ cho có 1 triệu.

Chỉ có mỗi 2 đứa cháu nội nhưng không bao giờ bà mua cho cháu thùng sữa hay cái quần áo. Những khi dẫn cháu ra chợ, cháu đòi mua đồ chơi thì về nhà bắt con dâu trả tiền.

Tôi không phải kể xấu bố mẹ chồng mà điều tôi muốn nói là ông bà không giàu có như lời đồn bên ngoài.

Cũng may chồng làm việc chăm chỉ nên cuộc sống của chúng tôi không quá khó khăn về vấn đề tiền bạc.

Bố mất 3 năm thì mẹ chồng bị bệnh ung thư và qua đời vào 2 tuần trước. Khi phát hiện bị bệnh hiểm nghèo, bà nhất định không chịu chữa bệnh dù vợ chồng tôi nói sẽ bỏ tiền ra. Mẹ chồng không muốn chúng tôi tốn kém tiền bạc vì bà.

Những khi dẫn cháu ra chợ, cháu đòi mua đồ chơi thì về nhà bắt con dâu trả tiền. (Ảnh minh họa)

Sau đám tang của mẹ, chồng tôi thu dọn đồ đạc của bà thì phát hiện ra tờ giấy để dưới gối, trong đó bà ghi nơi chôn vàng. Vợ chồng tôi choáng váng khi phát hiện 1 lọ vàng ở phía dưới chân giường của bà được chôn rất cẩn thận.

Nếu quy số vàng đó ra tiền thì sẽ được khoảng 3 tỷ, không ngờ bố mẹ chồng tôi giàu có thật. Vậy mà ông bà luôn sống tằn tiện khổ sở. Nhiều lúc chúng tôi muốn ra ở riêng nhưng không có tiền mua nhà, bố mẹ chồng cũng mặc kệ, nói là không có tiền.

Như gia đình khác họ đã lấy hết tiền vàng và mua cho con ngôi nhà, còn bố mẹ chồng tôi có tiền nhưng lúc nào cũng giả nghèo khổ. Tôi thấy thương cho ông bà, có tiền mà không được hưởng, bây giờ lại để cho con cháu hết.

Ngày hôm qua, chồng ngồi than phiền:

“Từ ngày công ty tuyển được nhân viên mới, sếp suốt ngày so sánh anh với người đó. Những khi làm việc gì đó không vừa lòng là mắng anh ngay trước mặt nhiều người mà không giữ thể diện cho chồng. Đời người sống được mấy, tại sao phải chịu nhục nhã thế.

Có lẽ sếp muốn đuổi việc anh nên mới tìm mọi cách hắt hủi để anh tự nghỉ việc. Anh làm việc cũng được 20 năm rồi, đã đến lúc nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi hưởng thụ. Anh sẽ nghỉ hưu ở nhà đưa đón con đi học để em yên tâm phấn đấu bên ngoài”.

Anh sẽ nghỉ hưu ở nhà đưa đón con đi học để em yên tâm phấn đấu bên ngoài. (Ảnh minh họa)

Các con đang tuổi ăn tuổi học, chi phí tốn kém, 1 mình vợ làm sao đủ nuôi cả gia đình. Từ trước đến nay chồng là trụ cột chính của gia đình, anh nghỉ việc thì tôi biết lấy tiền đâu để chi tiêu sinh hoạt. Anh bảo sẽ bán vàng lấy tiền gửi ngân hàng và hàng tháng sẽ lấy số lãi đó để chi tiêu.

Lớn tuổi rồi mà sao chồng lại có suy nghĩ thiển cận đến thế. Nếu vợ chồng không chăm chỉ làm việc hằng ngày, có 10 tỷ gửi ngân hàng rồi cũng không đủ nuôi các con ăn học và lo cho tuổi già.

Anh bảo đã tính toán rồi, với 3 tỷ gửi ngân hàng mỗi tháng sẽ được gần 13 triệu, cộng với 10 triệu tiền lương của vợ nữa. Mỗi tháng gia đình có được 23 triệu thoải mái chi tiêu học hành và ăn uống hằng ngày.

Đấy là chồng tính theo mức giá hiện tại, các con tôi đang học tiểu học nên chi phí chưa tốn kém. Sau này con học đại học sẽ cần nhiều tiền, đồng tiền bị trượt giá cũng là 1 điều cần quan tâm. Rồi ốm đau bệnh tật, tai nạn xảy ra thì biết lấy tiền ở đâu.

Cứ nghĩ 3 tỷ là nhiều nhưng khi gia đình xảy ra biến cố thì bao nhiêu tiền cũng ít. Vợ chồng còn trẻ khỏe phải cố gắng lo kiếm tiền, đến khi không còn sức nữa thì yên tâm hưởng thụ. Tôi khuyên chồng đừng dựa vào tài sản thừa kế của bố mẹ mà sống ỉ lại, lười lao động và đổ lỗi tại sếp. Tốt nhất chồng làm lành và vui vẻ với sếp, tiếp tục cố gắng trong công việc.

Vợ đã nói đến mức thế mà chồng vẫn muốn nghỉ việc, tôi không biết phải nói sao nữa?