Cầm phiếu bài tập của con gái trên tay đến tôi cũng thấy lạ vì sao lại có nét chữ rất giống chữ chồng mình ở đó?

Tôi là một bà mẹ đơn thân có cô con gái hiện đang học lớp 1. Chồng tôi mất cách đây 3 năm, khi ấy những kí ức của con về bố mới chỉ mơ hồ. Thế nhưng đứa trẻ sớm hiểu chuyện, lúc nào cũng chỉ hỏi về bố một cách tế nhị để mẹ không buồn. Sau đó chính bản thân con cũng luôn tự vui, tự cười để trấn an bản thân rằng hai mẹ con rất ổn khi không có bố bên cạnh.

Nhiều lúc tôi hỏi con:

– Con có buồn khi không có bố không?

– Con buồn một chút thôi mẹ ạ vì với con bố lúc nào cũng bên cạnh hai mẹ con mình. Con không cần ai khác làm bố của con đâu mẹ.

Nói rồi con ôm con gấu bông nhỏ xíu mà trước khi mất chồng tôi kịp tặng cho con nhân dịp sinh nhật. Con luôn coi con gấu bông xinh đó là bố và hiện hữu trong căn nhà của hai mẹ con.

Ảnh minh họa

Nhiều lúc tôi đã nghĩ hay là mình yêu đại, lấy bừa một người đàn ông nào đó để có cảm giác hơi ấm của đàn ông trong nhà, con có bố yêu thương, chăm sóc. Vậy nhưng tôi vẫn không thể làm được điều đó vì một phần vẫn còn yêu chồng cũ, một phần lại mong muốn khi nào con thực sự chấp nhận một người bố mới thì mình mới thoải mái dẫn về. Còn bây giờ trong trái tim con vẫn chỉ có một người bố đã khuất mà thôi.

Thấy con lúc nào cũng vui vẻ, hứng khởi nhắc về bố với bạn bè như thể anh vẫn còn sống tôi cũng không bận tâm nhiều nữa mà chỉ nghĩ rằng tới một lúc nào đó con sẽ lớn dần và dần chấp nhận việc bố đã mất, thôi không nhắc nữa. Thế nhưng mọi thứ lại vượt ngoài tầm suy nghĩ và kiểm soát của tôi.

Vào cuối tuần trước, tôi có buổi cà phê cùng bạn bè vô tình lại gặp cô giáo của con ngoài quán. Thấy cô đang lụi hụi làm việc tôi cũng không dám làm phiền nhưng lúc sau chuẩn bị ra về nên tiến lại chào. Cô giáo mời tôi ngồi xuống để trao đổi một chút tình hình học tập của con. Cô đưa bài kiểm tra của con ra trước mặt tôi và khen bé làm rất tốt. Nhưng đáng chú ý là câu nói:

– Bố ở nhà dạy con khéo quá chị ạ chứ bình thường ít có phụ huynh nào lại kiên nhẫn với con như vậy. Con từ một học sinh tập viết, làm số rất cẩu thả nhưng dạo gần đây tiến bộ hẳn mẹ ạ.

Lúc này tôi vô cùng ngạc nhiên nên hỏi:

– Sao cô giáo khen chồng tôi dạy con khéo, tôi không hiểu?

– Thì bé nói với em là ở nhà bố thường dạy con học bài nên con thích, tiếp thu nhanh và có thành tích học tập tiến bộ trong thời gian gần đây mà.

– Nhưng chồng tôi mất đã 3 năm rồi mà – tôi ngạc nhiên đáp.

– Không thể nào, mới hôm trước em còn thấy bố đến đón con ở cổng trường mà mẹ.

Ảnh minh họa

– Cô giáo nói thế nào chứ làm gì có chuyện đó, chồng tôi đã mất nhiều năm và tôi cũng chưa đi bước nữa thì con làm gì có bố. Vả lại hôm nào tan học cũng là tôi đón con mà, tôi chưa bao giờ nghe con nhắc đến chuyện mà cô giáo nói cả.

Cả tôi và cô giáo đều khá hoang mang với những lời mà đối phương nói nên cuối cùng, mấu chốt câu chuyện lại ở cô con gái tôi.

Vậy nên ngay ngày hôm đó trở về nhà, tôi đã tìm cách trò chuyện với con một cách khéo léo để bé nói ra sự thật. Hóa ra là cô bé đã nhờ bác hàng xóm giảng giải những bài toán, bài tập viết mà không cần nhờ đến mẹ. Không chỉ vậy, hai bác cháu quá hợp nhau nên con đã xin phép gọi bác là bố và nhiều lần người đàn ông đến trường đón con tôi tan học sớm hơn trước khi trao trả lại lớp học. Mọi việc đều diễn ra một cách bí mật một khoảng thời gian dài mà tôi không hề hay biết.

– Con thật liều lĩnh đó, con có biết như thế là nguy hiểm lắm không. Mẹ đã dặn con bao nhiêu lần là không được tiếp xúc quá thân mật với những người lạ mặt mà. Nếu chẳng may bác ấy là người xấu và gây hại cho con thì sao.

– Nhưng bác ấy không phải là người xấu mẹ ạ, bác ấy dạy con học, chăm sóc con tốt lắm.

– Tốt đến thế nào thì việc con gọi bác ấy là bố, gây hiểu nhầm là điều không thể chấp nhận được.

– Nhưng con muốn có bố.

Câu nói của con khiến tôi nghẹn đắng cổ họng nên hạ giọng thấp xuống:

– Sao con nói là con không buồn, không nhớ bố kia mà, mẹ cứ tưởng…

– Con chỉ nói dối thế cho mẹ vui thôi chứ nhìn các bạn có bố con cũng muốn có bố mẹ ạ. Bọn bạn cứ nói con là đứa trẻ hoang không có bố nên con đã nhờ bác ấy đến trường đón con để bạn nhìn thấy và không có đứa nào trêu con nữa. Con ước rằng bố còn sống và chơi với con như bố của các bạn.

 

Ảnh minh họa

Nghe tâm sự thật lòng từ con bật khóc vì thương con. Hóa ra lâu nay đứa trẻ luôn gồng gánh cảm xúc của mình trong lòng cũng chỉ vì thương mẹ nhưng con không lường trước được những hậu quả nguy hiểm từ hành động của mình.

Tôi cũng không biết bản thân phải làm gì để lấp đầy khoảng trống thiếu bố trong lòng con mặc dù tôi đã luôn cố gắng bù đắp. Tôi phải làm gì hơn nữa cho con bây giờ?

Tâm sự từ độc giả bichvan…

Là một người cha người mẹ hẳn không ai mong muốn đơn độc trong hành trình nuôi dạy con bởi mỗi ông bố, bà mẹ đơn thân nuôi con không chỉ đối mặt với áp lực tài chính mà còn đối mặt với sự dè bỉu từ dư luận xã hội, và đau đơn nhất là những câu hỏi khó trả lời mà con cái thường đặt ra. Ví dụ như “Mẹ ơi bố con đâu?”; “Mẹ ơi tại sao con không có bố?”. Với tư cách là một người mẹ, câu trả lời của họ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa trẻ rất nhiều.

Khi trẻ còn bé, trẻ sẽ cần mẹ hơn, bởi sự chăm sóc của mẹ thường chu đáo và tinh tế hơn. Nhưng khi các con lớn lên, nhất là khi lên 4, 5 tuổi, các con càng cần ở bên bố nhiều hơn vì bố có bờ vai rộng, tính cách mạnh mẽ, dũng cảm có thể là chỗ dựa vững chắc nhất cho con. Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, câu nói “Đừng lo, có bố ở đây rồi” của bố có thể xua tan nỗi sợ hãi, lo lắng trong lòng đứa trẻ.

Người bố là chỗ dựa của con, có thể cho con cảm giác an toàn, đặc biệt một người cha ưu tú sẽ trở thành “thần tượng” mà con ngưỡng mộ.

Bố là người đàn ông đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời đứa trẻ, khi con lớn lên có bố đồng hành có thể giúp con hiểu mình hơn, tự tin hơn.

Việc nói với con về cái chết của bố là một điều rất khó khăn, và chúng ta cần chuẩn bị tâm lý cũng như cách thức truyền đạt cho thật phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết giúp bạn có thể thực hiện điều này một cách nhẹ nhàng và đầy đủ:

1. Chọn thời điểm và không gian phù hợp: Hãy chọn một thời điểm mà bạn và con có thể trò chuyện mà không bị làm phiền. Không gian nên thoải mái, yên tĩnh để con có thể cảm thấy an toàn và dễ dàng bộc lộ cảm xúc.

2. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản: Trẻ nhỏ có thể không hiểu được những khái niệm phức tạp về cái chết. Hãy dùng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp. Ví dụ, mẹ có thể nói: “Bố đã đi xa và không thể quay trở lại nữa. Bố đã không còn sống.”

3. Giải thích về cái chết: Giúp con hiểu rằng cái chết là một phần tự nhiên của cuộc sống, nhưng hãy giải thích một cách nhẹ nhàng. Mẹ có thể nói rằng: “Mọi người đều có một cuộc sống và đến một ngày nào đó, họ sẽ phải rời khỏi thế giới này. Đó là điều tự nhiên.”

4. Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc: Đừng ngăn cản con bày tỏ cảm xúc. Hãy nói với con rằng việc cảm thấy buồn, tức giận hay hoang mang là hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể nói: “Mẹ cũng cảm thấy buồn khi nghĩ về bố. Con có thể khóc, có thể cảm thấy tức giận, mọi cảm xúc đều bình thường.”

5. Chia sẻ kỷ niệm: Khuyến khích con chia sẻ về những kỷ niệm đẹp với bố. Điều này giúp con cảm thấy gần gũi hơn với hình ảnh của bố và có thể làm dịu nỗi đau. Hãy hỏi: “Con nhớ điều gì nhất về bố?” hoặc “Bố đã làm gì khiến con cảm thấy vui?”

Hãy cho con biết rằng bạn sẽ luôn ở bên cạnh và hỗ trợ con trong giai đoạn khó khăn này. Bạn có thể nói: “Mẹ sẽ luôn ở đây với con. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua điều này.”

6. Duy trì kết nối: Hãy tạo cơ hội để con có thể nhớ và tưởng niệm bố. Bạn có thể tạo một album ảnh, viết thư cho bố hoặc cùng con làm một hoạt động gì đó mà bố thích.

7. Kiên nhẫn: Cuối cùng, hãy kiên nhẫn với con. Quá trình chấp nhận cái chết có thể mất thời gian, và mỗi đứa trẻ có một cách xử lý khác nhau. Hãy để con đi theo nhịp độ của riêng mình.

Nói với con về cái chết của bố là một bước quan trọng trong việc giúp con hiểu và chấp nhận mất mát. Đừng quên rằng bạn cũng cần chăm sóc cho chính mình trong quá trình này. Hãy luôn nhớ rằng tình yêu và sự hỗ trợ của bạn sẽ là nguồn động viên lớn lao cho con.