Cách nói của chị dâu cứ như là người con gái ruột thịt khuyên bảo mẹ vậy. Tuy tôi không hiểu dụng ý của chị là gì nhưng tôi biết chị làm gì cũng chỉ nghĩ lợi cho mọi người, không bao giờ đối xử bạc với ai.

Tuy anh cả lấy vợ xa nhà nhưng thường xuyên về thăm ông bà nội. Hầu như tháng nào anh cũng đưa gia đình về chơi. Các cháu cũng rất quý ông bà và thích cảnh quê nội. Chị dâu rất tâm lý, lần nào về cũng mua đủ đồ ăn ngon, thuốc bổ biếu ông bà và quần áo cho các cháu. Mỗi năm chị dâu mua tặng tôi vài bộ đồ, nhờ thế mà tôi ít khi phải mua quần áo.


Hiểu được trách nhiệm là con trưởng nên mỗi khi gia đình chồng có công việc gì, chị dâu luôn nhiệt tình tham gia, không bao giờ từ chối. Chẳng hạn như đóng góp xây lăng hay từ đường, anh chị luôn giành đóng nhiều nhất trong nhà.

Những lúc bố mẹ chồng ốm đau, chị luôn nhắc nhở chúng tôi đưa ông bà đến bệnh viện gần nhà anh chị để thuận tiện chăm sóc. Thế nên lần nào ông hay bà bị bệnh, chồng tôi chỉ đưa đến chỗ anh chị và 2 người tự sắp xếp thời gian chăm sóc.

Nhờ vợ chồng anh cả tốt mà chúng tôi cũng đỡ vất vả trong việc phụng dưỡng ông bà nội lúc về già.

Bố chồng tôi mất mấy năm nay, hiện tại mẹ chồng gần 80 tuổi, sức khỏe của bà vẫn tốt nhưng lười chăm sóc bản thân. Lương hưu của bà mỗi tháng 14 triệu, chỉ bỏ ra khoảng 2 triệu góp với tôi để mua thức ăn.

Chị dâu rất tâm lý, lần nào về cũng mua đủ đồ ăn ngon, thuốc bổ biếu ông bà. (Ảnh minh họa)

Trong mỗi bữa cơm, bà ăn rất ít, hầu như chỉ ăn rau với quả trứng hoặc chút đồ ăn mặn. Tôi mà bắt bà ăn thêm chút đồ ngon là tỏ vẻ khó chịu nói:

“Già rồi, không muốn ăn nhiều lắm bệnh rồi lại tốn tiền chữa bệnh”.

Những hôm tôi mua nhiều đồ ăn, bà bức xúc trách tôi hoang phí, không biết tiết kiệm.

Tuy nói là không ăn được gì nhưng mỗi lần chị dâu về chơi và mua đồ ngon, mẹ chồng ăn rất khỏe, không chê một món nào. Thấy vậy tôi ngồi tâm sự với chị dâu:

“Dường như có bao nhiêu tiền, mẹ toàn thích tiết kiệm để mua vàng thì phải, không dám ăn uống bồi dưỡng sức khỏe. Không hiểu rồi mẹ tích lũy nhiều vàng làm gì, chết có mang đi được đâu”.

Sau khi nghe tôi nói, chị dâu thuyết phục mẹ chồng đưa thẻ lương cho chị ấy giữ và hàng tháng sẽ mua thuốc bồi bổ sức khỏe. Sau này bà mà ốm đau bệnh tật, anh chị chi hết, bà không phải lo lắng gì về tiền nong.

Chị dâu thuyết phục mẹ chồng đưa thẻ lương cho chị ấy giữ và hàng tháng sẽ mua thuốc bồi bổ sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Thấy mẹ chồng không chịu đưa thẻ lương, chị dâu bức xúc bảo:

“Một năm nay, sức khỏe của mẹ yếu đi rất nhiều, mẹ phải sống lâu để hưởng lương hưu mà muốn sống thọ thì phải chăm sóc thân thể. Hằng ngày, mẹ ăn uống đạm bạc thế thì lấy sức đâu để chống đỡ bệnh tật. Chỉ một trận ốm là mẹ sẽ ngã quỵ, rồi lại khổ các con.

Nếu mẹ không chịu đưa thẻ lương cho con để con chăm sóc bà, sau này mẹ ốm đau bệnh tật con cũng không đoái hoài tới”.

Cách nói của chị dâu cứ như là người con gái ruột thịt khuyên bảo mẹ vậy. Tuy tôi không hiểu dụng ý của chị là gì nhưng tôi biết chị làm gì cũng chỉ nghĩ lợi cho mọi người, không bao giờ đối xử bạc với ai.

Thấy chị dâu nói vậy, vợ chồng tôi thuyết phục mẹ đưa thẻ lương cho chị ấy giữ. Các con nói nhiều quá, bà đành phải đưa cho chị dâu.

Khi cầm thẻ lương trong tay rồi, chị hỏi số vàng bà tích lũy được bao nhiêu. Mẹ chồng ấp úng nói là được 10 cây. Chị bảo:

“Mẹ tiết kiệm nhiều vàng như thế là đủ lo cho lúc ốm đau bệnh tật đi viện rồi. Còn tiền lương của mẹ hàng tháng con sẽ đưa cho em dâu 6 triệu để trả công em ấy chăm sóc phụng dưỡng mẹ. 3 triệu là chi tiền ăn uống hằng ngày, còn 4 triệu con sẽ mua thuốc thang, yến, sữa, đồ bổ dưỡng cho mẹ mỗi tháng.

Mẹ già rồi, mua vàng tiết kiệm làm gì nhiều. Bọn con lớn rồi tự lo được cho bản thân, thấy mẹ nhịn ăn nhịn uống mua vàng dành cho con cháu, con không đồng ý”.

Cả nhà rất tán thành ý kiến của chị dâu, còn mẹ bảo tùy các anh chị muốn làm gì với thẻ lương của bà thì làm miễn sao gia đình vui vẻ đoàn kết và mẹ sống lâu cùng con cháu là được.