Vừa đi làm về tới cửa tôi đã thấy tiếng khóc rấm rức của mẹ vợ. Bà từ trong nhà lao ra cửa không thèm nhìn tôi, vừa khóc vừa nói “loại ăn cháo đá bát”.

Bà nội hay bà ngoại cũng đều hết lòng vì con vì cháu. Vậy mà tôi không ngờ có ngày mẹ con, gia đình sứt mẻ cũng chỉ vì mấy đứa cháu.

Tôi năm nay U40, sau khi học xong tôi ở lại thành phố lập gia đình và làm việc. Vợ tôi là người thành phố, là con một trong gia đình được bố mẹ yêu thương, chiều chuộng từ nhỏ. Vậy nên từ trước khi lấy nhau em đã thỏa thuận trước với tôi “cưới xong anh phải ở rể”, em không muốn về quê, muốn ở lại thành phố vừa tiện công việc lại gần gũi bố mẹ. Tôi cũng thấy chuyện này hoàn toàn bình thường, vả lại ở dưới quê mẹ tôi cũng còn vợ chồng trai và vợ chồng em gái tôi, cháu nội ngoại đầy đủ cả.

Thuở ban đầu chưa có tiền, chúng tôi ở chung nhà bố mẹ vợ và sinh liền 2 con. Khoảng thời gian các cháu còn nhỏ, vợ chồng tôi đi làm hầu như cũng một tay mẹ vợ chăm bẵm, nuôi nấng. Mãi sau này khi vợ tôi mang bầu con thứ 3 chúng tôi mới mua một căn nhà cách nhà bố mẹ vợ vài phố để ra ở riêng. Tiền mua nhà một nửa cũng là bố mẹ vợ cho.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù ở riêng nhưng mẹ vợ tôi vẫn ngày ngày sang cơm nước, quần áo giặt giũ hộ. Tới khi vợ tôi đi làm thì bà cũng sang ở hẳn ban ngày để trông cháu út và đưa đón 2 đứa lớn đi học. Kể ra thì quả thực đúng như mọi người thường bảo tôi đúng là tốt số được nhờ nhà vợ nhiều. Vậy nhưng mấy người hiểu cảnh “chó chui gầm chạn” cũng chẳng mấy sướng. Và rồi đến giờ một mình chịu bao điều tiếng cũng chưa đủ, gia đình bất hòa cũng chỉ vì mất đứa cháu.

Vào buổi chiều hôm trước khi tôi vừa đi làm về đến cửa nhà đã nghe thấy tiếng khóc rấm rức của mẹ vợ ở trong nhà. Vì còn phải cất xe và khóa cửa nên tôi chưa vào luôn trong nhà được để xem thực hư chuyện gì xảy ra, chỉ nghe thấy mẹ vợ tôi to tiếng với vợ và hai đứa cháu – hai con lớn của tôi.

Đến khi tôi bước đến cửa nhà cũng là lúc mẹ vợ chạy ra đến cửa, tôi vội lên tiếng hỏi:

– Chuyện gì vậy mẹ, có chuyện gì xảy ra vậy, sao mẹ lại khóc ầm ĩ lên thế?

– Anh về rồi đấy à, anh về rồi thì tôi cũng về đây, tôi về hẳn sẽ không bao giờ sang nhà anh nữa.

– Ôi sao vậy mẹ, con vừa mới đi làm về, con làm gì có lỗi mà mẹ lại tức giận với con thế. Mẹ không sang nữa thì các cháu phải làm sao?

– Tôi mặc kệ, anh gọi mẹ anh ở quê lên mà chăm cháu nội của bà, tôi dù gì cũng chỉ là ngoại mà thôi. Chúng nó không cần tôi, không coi tôi ra gì thì tôi cũng mặc kệ chúng nó.

– Sao mẹ lại nói vậy, bọn con và các cháu luôn kính trọng và biết ơn bố mẹ mà, sao mẹ lại nặng lời thế.

– Anh không phải bào chữa, anh vào mở tủ lạnh ra là biết. Thôi tôi cũng không thừa hơi mà nói nữa. Chào anh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nói xong mẹ vợ chạy ào ra cổng, vừa đi vừa khóc khiến tôi cũng không kịp chạy đuổi theo. Bởi trong nhà tiếng con út của tôi cũng đang khóc, vợ phải dỗ nên tôi vào nhà luôn.

Tôi cất tiếng hỏi vợ:

– Có chuyện gì vậy em, sao mẹ lại bỏ về, sao mẹ lại nặng lời thế, sao con lại khóc?

– Thấy mẹ, bà và hai anh chị lớn tiếng nên em út khóc thôi, không có chuyện gì đâu anh.

– Sao lại không có chuyện gì? Em và các con làm gì mà để mẹ bỏ về thế kia.

Tôi hỏi nhưng không ai lên tiếng, hai đứa trẻ cúi gằm mặt còn vợ thì đang bận dỗ con út. Nhớ lời mẹ vợ vừa nói tôi chạy lại tủ lạnh, mở cánh cửa ra, đập vào mắt tôi là một chiếc bánh sinh nhật có dòng chữ “Chúc mừng sinh nhật bà nội, chúng con yêu bà”. Tôi dần mường tượng ra được lý do khiến mẹ vợ tôi lại tức giận đến vậy.

Theo lời vợ tôi kể lại rằng, biết là tối bà nội ở dưới quê lên chơi nên từ sáng được nghỉ học, hai đứa con lớn của tôi tập tành làm bánh gato dưới sự hỗ trợ của mẹ để chúc mừng sinh nhật bà nội vì mai là ngày sinh nhật mẹ đẻ tôi. Làm xong chúng để bánh trong tủ lạnh và chuẩn bị làm bất ngờ cho bà nội. Thế nhưng chiếc bánh đã khiến mẹ vợ tôi vô cùng tức giận.

Vợ tôi nói:

 Mẹ bảo là tuần trước sinh nhật mẹ nhưng vợ chồng mình bận rộn, các con cũng đi học nên không mua bánh tổ chức. Trong khi đó bà nội chuẩn bị lên thì lại cầu kì tự làm bánh, tự viết chữ lên bánh. Mẹ nói bao lâu nay 3 đứa cháu đều một tay bà chăm sóc vậy mà con gái, con rể và các cháu không biết cảm ơn bà, không làm bánh tặng bà trong khi đó bà nội chỉ thỉnh thoảng mới lên thì lại thế.

– Chuyện chỉ có thế thôi mà mẹ lại khóc rồi gào ầm lên ư?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

– Mẹ cũng chẳng làm quá lên nếu như thằng con trai anh không chêm thêm mấy câu vào. Nó bảo bà ngoại dữ như hổ, suốt ngày mắng nó, cấm nó nên nó không quý bằng bà nội. Bà nội ít khi lên nhưng lúc nào cũng có quà và còn yêu, chiều nó nhiều hơn. Vậy nên bà ngoại mới ấm ức phát khóc rồi xảy ra chuyện như thế đó.

Đứa trẻ dường như hiểu được lỗi của mình nên giờ chỉ cúi gằm mặt khi bố mẹ nhìn. Tôi cũng bất lực ngồi xuống ghế chưa biết phải làm sao cho mẹ vợ nguôi giận vì làm rể bao lâu nay, tôi thấy mẹ vợ cũng khá đồng bóng nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới thấy bà giận tới mức đó.

Tâm sự từ độc giả hungbui…

Trong cuộc sống hiện nay, do bận rộn công việc mà nhiều cha mẹ gửi con cho ông bà chăm sóc. Mặc dù trẻ được ông bà nuôi dưỡng đều là những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ con, nhưng nhiệm vụ giáo dục con cái vốn dĩ là trách nhiệm của cha mẹ. Ông bà thường rất thân thiết với trẻ con, nên khó lòng răn dạy trẻ một cách nghiêm khắc như cha mẹ mà thường nuông chiều cháu.

Ngoài ra, cách ứng xử của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ. Ví dụ như thông thường, người Châu Á có thói quen đến nhà cha mẹ hai bên vào các dịp lễ Tết, nếu chỉ đến thăm nhà của ông bà nội hay ông bà ngoại mà bỏ qua bên còn lại, trẻ sẽ hiểu rằng ông bà nội/ ngoại mới là quan trọng hơn. Nhiều khi cha mẹ khi nói chuyện và cư xử ông bà nội, ngoại của con có sự “thiên vị” thì trẻ cũng sẽ quan sát và vô tình thiên vị một phía.

Suy nghĩ của trẻ thường rất đơn giản, và việc thích hay không thích của các con cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mối quan hệ của trẻ thân thiết với ai hơn, mấu chốt đều nằm ở sự hướng dẫn của cha mẹ. Do đó, cha mẹ hãy làm gương cho con trước hết nhé!

Bà nội hay bà ngoại nuông chiều cháu hơn?

Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ có trí nhớ sâu sắc hơn về hiện tại, mặc dù bà ngoại đã chăm sóc trẻ trong vài năm, nhưng ở hiện tại và tương lai gần, bà nội mới là người thường xuyên trao đổi với trẻ và mua nhiều đồ ăn, đồ chơi cho trẻ, đương nhiên trẻ chỉ nghĩ đến bà nội.

Cũng có trường hợp, bà nội lâu lâu mới gặp cháu không tránh khỏi việc bà nuông chiều cháu hơn, trong khi bà ngoại ở với trẻ thời gian lâu dài sẽ không tránh khỏi việc trách phạt trẻ vì những lỗi nhỏ, điều này khiến con có những “so sánh” không đúng đắn về tình cảm giữa hai người bà dành cho mình.

Đặc biệt, nhiều người bà cũng vì muốn chiếm được trái tim của cháu mà sẽ nói cho trẻ nghe những điều không tốt về “đối phương”, vì nghĩ rằng tình cảm này cần có sự cạnh tranh. Thực tế, trẻ không nên bị chịu ảnh hưởng không tốt từ những lời nói như vậy, sẽ khiến con có suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi về sau.

Trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Dân gian có câu “cháu bà nội, tội bà ngoại”, tức theo truyền thống, bà ngoại là người chăm sóc cả mẹ và con khi trẻ mới lọt lòng, sau khi lớn hơn lại trở về nhà bà nội. Khi bà ngoại chăm sóc trẻ, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để nhớ mọi thứ nên sẽ không có ấn tượng sâu sắc.

Trong khi đó trẻ lại được tiếp xúc với bà nội nhiều hơn vào giai đoạn não bộ phát triển, con hình thành những suy nghĩ về tình cảm và có thể sẽ “rạnh ròi” cảm xúc với bà nội hơn bà ngoại, trẻ sẽ cảm thấy thân với bà nội hơn bà ngoại.

Nhiều trường hợp, trẻ ở với bà nội từ bé tới lớn và chỉ lâu lâu mới gặp bà ngoại, như vậy không thể đòi hỏi con dành nhiều tình cảm, thân thiết với bà ngoại hơn bà nội được.

Trên thực tế, đứa trẻ hoàn toàn có thể thân với bà ngoại hoặc bà nội, không cần quá quan trọng điều đó, cha mẹ cần nói chuyện, răn dạy để con hiểu: Bà nội hay bà ngoại đều yêu thương con, con có thể yêu thương cả hai bà “bằng nhau” mà không cần so sánh. Thường xuyên đưa trẻ về thăm bà ngoại hoặc bà nội, để bà cháu có cơ hội gần gũi, thể hiện tình cảm…