“Không có đèn thì cứ đi chứ sao phải dắt bộ nhỉ? Nguyên tắc chứng minh vượt đèn đỏ là phải chụp ảnh theo hướng đi của người vi phạm”, bạn đọc Dân trí bình luận.
Người dùng mạng xã hội mới đây lan truyền clip, ghi lại cảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP là 18-20 triệu đồng. Trong khi đó, người lái xe máy cũng xuống xe dắt bộ.
Người dân dẫn bộ xe qua giao lộ ở TPHCM vì đèn giao thông không hoạt động
Sự việc thu hút sự quan tâm, bình luận và tranh luận của độc giả về tình huống: Đèn giao thông không hoạt động, người dân lưu thông bình thường hay vẫn phải chấp hành nghiêm bởi lo sợ sẽ có giấy phạt nguội gửi về nhà và để chứng minh mình không sai sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức.
Người dân dắt bộ xe máy qua đường (Ảnh: A.B.).
Độc giả Tuấn Anh Phạm cho rằng về quy tắc thì không đèn đỏ nào quá 5 phút, nên đèn không họa động quá 5 phút là cứ đi thôi.
Độc giả có tên Người Miền Tây: “Không có đèn thì cứ chạy bình thường và không nên dắt xe nhé mọi người; hoặc nếu đèn tín hiệu hiển thị nhiều màu cùng lúc thì coi như vô hiệu, chúng ta quan sát và cứ di chuyển như không có đèn vậy nhé. Nguyên tắc là nếu đèn tín hiệu không đúng thì chúng ta không cần tuân thủ”.
“Đèn giao thông không hoạt động vẫn đi bình thường, vậy chẳng may vài tháng sau nhận giấy phạt nguội thì làm thế nào? bạn có thời gian đi giải thích và trình bày với cơ quan chức năng không?” – lo lắng của nhiều độc giả XCC và inbu Tung – cũng giống lo lắng của những người tham gia giao thông trong clip nói trên.
Bạn đọc Thanh Tung Nguyen: “Không có đèn thì cứ đi chứ sao phải dắt bộ nhỉ? Nguyên tắc chứng minh vượt đèn đỏ là phải chụp ảnh theo hướng đi của người vi phạm. Nếu từ hướng nhìn của người vi phạm có thể thấy đèn đỏ thì mới là vi phạm, còn nếu không thấy (dù ở hướng ngược lại có mà hướng người vi phạm không thấy) thì cũng không coi là vi phạm”.
Vậy dưới góc độ pháp lý, người dân cần làm thế nào trong tình huống này?
Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Hành vi vượt đèn đỏ là có dấu hiện của hành vi phạm hành chính và có thể bị xử phạt theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 26/12/2024.
Tuy nhiên muốn xử phạt vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông phải tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính ghi nhận sự việc vi phạm. Sau đó thực hiện bước tiếp theo là phải Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: “1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây: a) Có hay không có vi phạm hành chính; b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính”
Điều này có nghĩa rằng không phải cứ vượt đèn đỏ bị lập Biên bản là người dân sẽ đương nhiên bị xử phạt. Cơ quan cảnh sát giao thông phải chứng minh người dân vượt đèn đỏ thuộc trường hợp vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (theo khoản 1, điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Luật sư Lực khẳng định, với quy định trên đây nếu đèn tín hiệu giao thông không hoạt động hoặc không chuyển sang đèn xanh mà người dân tiếp tục di chuyển khi có đèn đỏ thì người dân không có lỗi, không có lỗi thì không có hành vi vi phạm. Không có vi phạm hành chính thì cảnh sát giao thông không thể xử phạt.
News
Sáng đưa con đi học nên bị muộn làm, tôi bị phạt 5 triệu đồng do vượt đèn đỏ, chồng liền khoá xe máy nói: Mai cô tự bắt xe ôm đi cho đỡ tốn
Ngay khi biết vợ bị phạt 5 triệu đồng vì trót vượt đèn đỏ, chồng không chia sẻ câu nào mà khóa luôn xe máy, yêu cầu tôi bắt xe ôm đi làm. Vợ chồng tôi kết hôn được 6…
Tiết kiệm được 500 triệu, đến gần Tết chồng lấy sạch mang về cho bố mẹ đẻ, khi tôi dọa l:y h:ôn thì anh ấy đưa cho xem 1 thứ, hóa ra tôi mới là người phải xin lỗi
Nhiều người nghe xong câu chuyện này đã có bình luận trái chiều về cô vợ. *Bài đăng do chính Hạ An (30 tuổi, ở Thượng Hải, Trung Quốc) đăng tải trên nền tảng Xiaohongshu – một nền tảng mạng…
Bảo quản hành tím, tỏi khô cứ làm theo 3 cách này, đảm bảo để cả năm cũng nấm mốc, mọc mầm
Hành khô, tỏi thường được các bà nội trợ mua về dự trữ để dùng dần. Tuy không phải là loại khó bảo quản nhưng mọi người nên nhớ mẹo bảo quản hành tím, tỏi khô để được lâu sau. Tỏi là một nguyên…
Đặt gà cú:ng bên trái hay phải bát hương, quay đầu ra hay vào mới đúng? Nhiều nhà làm sai bảo sao mất hết tài lộc
Trong phong thủy đặt gà cúng lên bàn thờ cũng cần phải đúng quy tắc mới giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, phát tài. Tham khảo chie tiết bài viết dưới đây nhé! Cách đặt gà cúng trên bàn…
Bao sái bàn thờ dọn nhà đón Tết nhớ quy tắc “3 không giữ lại, 4 không di chuyển, 5 phải quét dọn”, vừa loại bỏ xui xẻo vừa chào đón điều tốt lành
Dọn nhà đón Tết có ý nghĩa loại bỏ sự xui xẻo và chào đón những điều tốt lành, đặc biệt cần nhớ quy tắc 3 không giữ lại, 4 không di chuyển, 5 phải quét dọn. 3 không…
Hồng Loan nói gì về “di chúc miệng” của cố NSƯT Vũ Linh khiến mẹ con Hồng Phượng “giũa nảy như đỉa phải vôi”
Trong khi bà Hồng Nhung khẳng định giấy giao nhận con nuôi không hợp pháp thì Hồng Loan cho hay trong giấy khai sinh không ghi cô là con nuôi hay con ruột của nghệ sĩ Vũ Linh. Hôm nay…
End of content
No more pages to load