Bạn có biết đâu là vị trí ngồi an toàn nhất trên xe ô tô hay không?
Xe ô tô là phương tiện đi lại rất quen thuộc của chúng ta ngày nay. Vậy bạn có biết khi ngồi xe thì vị trí nào sẽ an toàn nhất hay không?
Vị trí ngồi an toàn nhất trên xe ô tô là ở đâu?
Xe ô tô 5 chỗ
Vị trí ngồi nguy hiểm trên xe 5 chỗ là ghế cạnh người lái, lý do là vì tài xế thường có phản xạ đánh vô lăng theo hướng bảo vệ bản thân. Ngoài ra, khi xe va chạm trực diện, người ngồi ở hàng ghế trước sẽ phải chịu lực quán tính lớn. Trường hợp túi khí và dây an toàn hoạt động không hiệu quả, đầu và ngực dễ bị đập vào bảng taplo. Vị trí này càng nguy hiểm hơn nếu vỡ kính chắn gió.
Vị trí an toàn trên xe 5 chỗ là giữa và sau lưng ghế lái bởi ít bị tác động nếu va chạm trực diện. Mặt khác, khi tài xế đánh vô lăng theo phản xạ tự nhiên, người ngồi ở hai vị trí này cũng an toàn hơn.
Xe ô tô 7 chỗ
Nguy cơ chấn thương cao nhất khi ngồi trên xe 7 nếu xảy ra va chạm là vị trí ghế phụ trước. Ngoài ra, do không có vách ngăn, thông với cửa cốp xe nên hàng ghế cuối cũng chịu tác động lớn nếu xảy ra va chạm từ phía sau. Hơn nữa, khi di chuyển ở tốc độ cao, va chạm mạnh, phanh gấp, xe 7 chỗ thường có hiện tượng bị “văng đuôi”, người ngồi ghế sau nếu không thắt dây an toàn sẽ chịu quán tính lớn theo độ văng của xe, gia tăng mức độ nguy hiểm.
Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất ở xe 7 chỗ là giữa và sau lưng ghế lái, hàng ghế thứ hai.
Xe ô tô 9 -16 chỗ
Với xe ô tô 9-16 chỗ vị trí ngồi nguy hiểm cùng là cạnh ghế lái. Ngoài ra, vị trí ngồi cạnh cửa sổ cũng rất nguy hiểm nếu va chạm xảy ra ở 2 bên hông xe, cửa kính dễ bị vỡ và bắn vào người gây tổn thương. Hàng ghế cuối cùng cũng nằm trong “vị trí đen” khi xe bị đâm từ phía sau.
Hàng ghế giữa, đặc biệt là ghế ngồi ngược lại với hướng di chuyển của xe là vị trí an toàn nhất trên dòng xe 6-19 chỗ bởi chịu ít ảnh hưởng từ lực quán tính khi va chạm hay phanh gấp.
Xe khách trên 30 chỗ ngồi
Đối với hai dòng xe này, vị trí nguy hiểm nhất là hàng ghế chạy dọc theo cửa sổ phía sau tài xế. Lúc này khả năng nguy hiểm đến từ xe chạy ngược chiều nhiều hơn. Tài xế thường có xu hướng đánh lái sang phải nếu gặp các tình huống bất ngờ nên các vị trí này sẽ nguy hiểm nhất. Ngoài ra, còn có một số vị trí ở gần cửa ra vào.
Tương tự như xe 9-16 chỗ, hàng ghế giữa và ghế quay mặt ngược lại với hướng di chuyển ít chịu tác động bởi lực đẩy quán tính nếu xe phanh gấp hay va chạm.
Trẻ em đi ô tô ngồi chỗ nào an toàn nhất?
Trẻ em ngồi vị trí ở hàng ghế sau đặc biệt ghế giữa được cho là an toàn nhất. Bởi nếu xe xảy ra va chạm hoặc phanh gấp, vị trí này giảm thiểu được tối đa tác dụng từ ngoại lực và các va chạm từ việc va đập, vỡ kính hơn là vị trí ngồi sát cửa, ngồi trên và ngồi cuối.
Trẻ em đi ô tô ngồi chỗ nào an toàn nhất?
Không nên để trẻ em ngồi ở hàng ghế phía trước
Việc cho trẻ ngồi ở vị trí ghế phụ phía trước không chỉ khiến trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có xảy ra va chạm mà còn có thể gây mất tập trung cho người lái xe. Vì vậy, bố mẹ không nên để trẻ ngồi ở vị trí này để đảm bảo an toàn.
News
Showbiz Việt có 1 nam nghệ sĩ quyết không nhận quảng cáo suốt 30 năm, biết lý do càng thêm khâm phục
Nghệ sĩ này từng gây chú ý khi chia sẻ quan điểm về chuyện nghệ sĩ nhận quảng cáo. Trong thời đại mà danh tiếng đi liền với lượt view, hợp đồng quảng cáo có thể cao hơn cả cát-xê…
Đã tìm ra tung tích vùng nguyên liệu sản xuất kẹo Kera
Lãnh đạo huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã có những phản hồi mới nhất liên quan tới vùng trồng nguyên liệu sản xuất kẹo Kera. Thông tin trên Dân Trí, ông Trần Kim Phụng, Chủ tịch UBND xã Yang…
Động thái của BTV Quang Minh, Thanh Vân Hugo khi bị nhắc tên vì quảng cáo sữa gi/ả
Giữa ồn ào bị nhắc tên liên quan đến quảng cáo sữa, BTV Quang Minh và MC Thanh Vân Hugo có động thái đáng chú ý trên trang cá nhân. Mới đây, nhiều nghệ sĩ từng tham gia quảng cáo cho các…
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính ph/ạt
Theo Luật Trật tự An toàn Giao thông và Nghị định 168, người điều khiển xe máy và ô tô cần lưu ý điểm sau khi xi nhan ở đoạn rẽ. Phải bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu…
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
Nhiều người đặt câu hỏi, vậy sau khi sáp nhập tỉnh thành, người dân có phải đổi biển số xe, đăng ký xe không? Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành công văn 43 về kế hoạch tiếp…
TPHCM xuống Bà Rịa – Vũng Tàu phải đi qua đường Đồng Nai, nếu sáp nhập đi lại thế nào?
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện phát triển các tuyến giao thông. Nếu tỉnh này sáp nhập vào TPHCM, việc kết nối đi lại của người dân hiện nay chủ…
End of content
No more pages to load