Sau khi nghe chồng kể lại, tôi lập tức điện thoại cho bố chồng nhưng ông không nghe máy.

Tôi có 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cháu đầu học lớp 12, đang ôn thi vào đại học. Cháu thứ 2 học lớp 8 và cháu út cũng mới vào lớp 1. Nói thế để mọi người hiểu cho tôi rằng tôi cần kinh tế tốt để có thể chi tiêu được hết tất cả các khoản ăn uống, học hành và phụ phí khác cho các cháu. Vậy nhưng có lẽ trong mắt mọi  người, tôi chỉ là một bà mẹ tham tiền, một đứa con dâu cũng chỉ thích lấy tiền của nhà chồng.

Ảnh minh họa

Chẳng là bố chồng tôi trước kia làm ăn rất tốt nên khi ông về hưu đã tích góp được kha khá. Dạo gần đây sức khỏe ông yếu hơn nên ông nói chuyện lập di chúc. Ông sẽ để ra một khoản lo cho những năm tháng cuối đời, còn lại sẽ được công bố vào buổi họp mặt gia đình.

Vợ chồng tôi cũng bàn nhau chắc chắn trong buổi họp đó ông cũng sẽ di chúc lại cho các con và cháu được chút ít rồi mới dành ra để đi từ thiện vì bố chồng tôi là người rất thích làm việc thiện, ủng hộ, quyên góp cho các chương trình, trại trẻ mồ côi hay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Bố chồng tôi có 2 con trai và hiện là 4 cháu nội nên chắc chắn cháu nào rồi cũng sẽ có phần. Tôi cứ hí hửng là như thế cho đến khi buổi họp mặt gia đình được diễn ra lại đi ngược lại hoàn toàn so với mong đợi.

Hôm đó chồng tôi đến họp mặt gia đình trước, tôi có chút việc bận nên dẫn hai con út đến sau. Khi vừa mới đến sảnh nhà, tôi đã nghe thấy tiếng bố chồng nói to:

– Sinh con ra, bố mẹ là người có trách nhiệm chính nuôi và dạy. Bố đã nuôi dạy hai anh nên người rồi nên bây giờ, việc nuôi các cháu là nghĩa vụ và trách nhiệm của các anh. Bố không có trách nhiệm phải cho các cháu tiền. Vì thế dù có tiền bố cũng không cho các cháu nội đâu…

Ảnh minh họa

Mới nghe tới đó tôi đã thấy chướng tai. Rõ ràng ông là người có tiền nhưng lại không để dành tiền cho các cháu nội của mình, chắc định mang tiền đi cho người ngoài hết hay sao. Trong khi con cái, cháu chắt thì còn đói kém, chưa được một ngày ăn sung mặc sướng mà ông thì nay từ thiện chỗ này, mai cho người kia thoải mái. Giờ tới lúc sắp qua đời cũng nhất quyết không dành cho con cháu là sao?

Càng nghĩ càng bực nên tôi quay xe luôn, đưa các con về nhà mà không vào nữa, mặc kệ cho bố chồng, chồng và gia đình anh chồng bàn bạc. Coi như tôi không quan tâm đến gia sản của nhà chồng làm gì nữa, tự mình tự lực làm mà nuôi con. Mất công bao lâu nay cứ chờ đợi kiểu gì ông nội cũng dành cho các cháu một khoản lớn trước khi qua đời.

Thế nhưng tôi không thể ngờ quyết định của mình lúc đó lại khiến bản thân ân hận. Buổi tối khi chồng trở về nhà, anh đã lên tiếng luôn:

– Có phải hôm nay em đưa các con đến nhưng không vào rồi về luôn đúng không? Tại sao em không tham gia việc họp mặt gia đình như bố đã nói?

– Em nghĩ rằng bố không coi các cháu là cháu nội của bố thì phải vì ông có thể cho tiền người ngoài nhưng tại sao ông lại tuyên bố có tiền cũng không cho cháu nội của mình là sao?

– Em thật là một người suy nghĩ nông cạn, quá nóng nảy khiến bố thực sự phải thất vọng rồi đó.

Ảnh minh họa

Sau đó chồng kể cho tôi nghe, hóa ra những lời tôi nghe thấy là thật nhưng chưa đủ. Ông nội nói sẽ không cho tiền cháu nhưng sẽ để lại những tài sản giá trị khác bao gồm vàng và nhà đất mà ông đang có. Những tài sản đó được chia đều cho 4 đứa cháu nội mà ông yêu quý vì ông nghĩ rằng nếu cho tiền thì các cháu cũng chưa thể được phép tiêu ở thời điểm hiện tại mà những tài sản đó sẽ được tích lũy cho tương lai của các cháu. Đó là tất cả nội dung phía sau cuộc họp mặt gia đình mà tôi đã bỏ lỡ.

Tôi ân hận, hụt hẫng ngồi thụp xuống ghế khi chồng thông báo việc tôi bỏ về giữa chừng, bố chồng cũng đã biết và ông vô cùng thất vọng về hành động đó của tôi. Do đó ông tạm thời quyết định sẽ di chúc tài sản mà không hề có tên của các con tôi.

Ngay lập tức tôi nhấc điện thoại gọi cho bố chồng nhưng ông không trả lời. Tôi chưa biết phải xin lỗi bố chồng ra sao thì ông bố đồng ý cho các con tôi được thừa kế tài sản của ông nội?