Trên báo Công thương mới đây đã có một bài viết về Pháo. Cụ thể như sau:
Giữa bản hùng ca dân tộc, vang lên tiếng kèn lạc loài. Tổ quốc bị phỉ báng bởi một ‘sự nghiệp chướng’ đội lốt nghệ thuật, cất giọng như ruồi nhặng.
Tổ quốc – hai tiếng thiêng liêng ấy lại vừa bị kéo lê qua một bản rap đầy hận tình và ngạo mạn. Khi cái gọi là nghệ sĩ lôi biểu tượng quốc gia vào ca từ trả đũa tình cũ, thì đó không còn là nghệ thuật, mà là xúc phạm cộng đồng, là phản văn hóa, là phá hoại đạo đức công chúng.
Còn nhớ năm nào hai tiếng Tổ quốc vừa thiêng liêng vừa gần gũi trong câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên vang lên đầy cảm xúc thiêng liêng, gần gũi xen lẫn sự tự hào từ trái tim mỗi người:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
Tổ quốc là khi nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại phóng viên Báo Nhân Dân nghẹn ngào:
Là mùa Hè sen ngát những ao quê
Sông Ngân chảy mơ huyền đêm cổ tích
Mùa Thu gió thổi đằm hương mật
Hơi thở con căng ngực đất lành
Tổ quốc là biên trấn áo mong manh
Tây rồi Bắc đổi mùa ràn rạt gió
Bao thế kỷ những đợi chờ hóa đá
Đất nước vĩnh hằng cánh võng trước thềm khơi
Là dòng máu cha ông tha thiết chảy muôn đời
Thấm vào đất, vào con, vào sắc cờ cháy rực!
Tổ quốc, đó là khoảnh khắc đau đớn khi nhà thơ Thanh Thảo nấc lên sau những hy sinh của biết bao đồng đội:
Phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất
phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc
quả đạn rời nòng trong chớp mắt
xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt
gương mặt dịu lành như Tổ Quốc chúng ta
Tổ quốc – đó là khi nhà thơ Nguyễn Việt có nhiều bài thơ với nhan đề Tổ quốc nhất: “Tổ quốc nhìn từ biển”, “Tổ quốc là tiếng mẹ”, “Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra”, “Mẹ – Tổ quốc”, “Tổ quốc nơi biên thùy”, “Tổ quốc bên bờ biển cả”, “Thời đất nước gian lao”, “Ta như cỏ trên ngực trần đất nước”…
Trong số những bài kể trên, “Tổ quốc nhìn từ biển” là bài thơ nổi tiếng hơn cả, chinh phục người đọc bởi âm hưởng hào hùng, tráng lệ. Từng câu thơ, khổ thơ như muôn con sóng nơi trùng khơi vỗ mãi vào hồn người: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không…/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.
Thế mà giờ đây: “Tên anh gây hại cho Tổ quốc và nước nhà” – câu rap trong bài “Sự nghiệp chướng” tưởng như là chút đay nghiến tình cũ, nhưng thực chất là cú đạp vào lòng tự trọng của một dân tộc. Lời ca vô trách nhiệm này có thể gieo vào đầu giới trẻ một thông điệp méo mó: Rằng biểu tượng quốc gia cũng có thể đem ra để… “giải sầu”. Tổ quốc có thể xuất hiện trong cái gọi là bài hát, cái gọi là ca sĩ, cái gọi là nhạc sĩ, cái gọi là nghệ thuật như vậy sao?
Tổ quốc không thể nằm trong những câu rap đầy sân si như thế.
Tổ quốc là hơi thở Trường Sa trong từng đêm mịt sóng, nơi người lính giữ đảo suốt bao mùa không phép. Là dòng nước xiết nơi miền núi, nơi bộ đội nhảy xuống không kịp nghĩ đến bản thân. Là hình ảnh chiến sĩ công an, quân đội vượt hàng ngàn cây số tới Myanmar để cứu hộ, cứu nạn. Là ngọn lửa mà người lính cứu hỏa mang trên mình – không phải để thiêu rụi – mà để soi đường cho ai đó sống tiếp.
“Sự nghiệp chướng” không chỉ là một bản rap thất tình, đó là cú trượt đạo đức khi Tổ quốc bị đem ra giễu nhại.
Tổ quốc cũng là bước chân của những người lặng lẽ đi vào vùng dịch, không đợi ai sai khiến, không cần ai biết mặt, chỉ vì biết rằng đồng bào mình đang cần. Là bức ảnh một em bé vùng cao, đầu đội mũ rơm, tay chào cờ mà mắt vẫn ánh lên niềm kiêu hãnh. Là giấc mơ đơn sơ của một ngư dân: Chỉ mong ngày mai ra khơi, được sống yên lành dưới màu cờ đỏ giữa biển trời Tổ quốc.
Và hai tiếng “Tổ quốc” – là điều không ai cần giảng giải, chỉ cần nghe tên đã thấy lòng mình nghiêm lại.
Chính vì vậy, việc kéo hai tiếng thiêng liêng ấy vào một bản nhạc trả đũa người cũ, là hành vi xúc phạm nghiêm trọng. Không thể biện minh đó là “cá tính”. Không thể che đậy nó bằng lớp vỏ “tự do sáng tạo”.
Nghệ thuật không phải là vùng xám. Nó có biên giới – là đạo đức và pháp luật. Những sản phẩm như MV “Censored” của rapper Chị Cả với ca từ phản cảm, xúc phạm trẻ em; ca khúc “Thích Ca Mâu Chí” của rapper Rap Nhà Làm chế giễu tín ngưỡng, tôn giáo; hay MV “There’s No One At All” của Sơn Tùng M-TP có nội dung độc hại, khuyến khích tự sát, từng bị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc là những minh chứng rõ nhất.
Điều đó cho thấy tự do sáng tạo không đồng nghĩa với tự do xúc phạm, đặc biệt là xúc phạm những giá trị thiêng liêng nhất.
Theo Luật Nghệ thuật biểu diễn 2020, nghệ sĩ không được xúc phạm tín ngưỡng, danh dự dân tộc. Luật An ninh mạng 2018 nghiêm cấm phát tán thông tin làm tổn hại đến biểu tượng quốc gia. Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định rõ chế tài đối với hành vi phát tán nội dung phản cảm, sai lệch, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Nghệ thuật – nếu không biết giới hạn – sẽ phải dừng lại trước cánh cổng của pháp luật và đạo đức.
Tự do nghệ thuật không đồng nghĩa với tự do xúc phạm. Tư duy “muốn nói gì thì nói” không thể là tấm khiên che chắn cho sự hỗn loạn. Một khi Tổ quốc bị đem ra đùa giỡn, kéo vào sân khấu tình cảm cá nhân, thì ranh giới giữa người sáng tạo và kẻ xúc phạm đã bị xóa nhòa.
Cơ quan chức năng cần vào cuộc nghiêm túc. Bài rap “Sự nghiệp chướng” cần được rà soát, gỡ bỏ và xử lý theo quy định. Đồng thời, các nền tảng số như YouTube, TikTok, Facebook… cũng không thể đứng ngoài trách nhiệm. Khi một sản phẩm xúc phạm biểu tượng quốc gia được lan truyền hàng triệu lượt, thì sự im lặng cũng là một hành vi tiếp tay. Người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ, cũng cần tự giác nhận thức rõ trách nhiệm trong việc lên án và loại bỏ những sản phẩm văn hóa độc hại.
Tổ quốc không phải là đạo cụ sân khấu. Không phải một cái tên để giễu nhại, để đá xéo, để rải vào những lời rap đầy oán thán. Tổ quốc là nơi ta trở về, là niềm tự hào, là máu xương cha ông để lại. Là ánh mắt người mẹ ngóng con từ biên cương. Là giây phút nghẹn lời khi bài Quốc ca cất lên giữa sân vận động xứ người.
Tổ quốc không nằm trong những câu rap dung tục. Tổ quốc nằm trong tim. Và chỉ những ai biết cúi đầu trước hai tiếng ấy, mới xứng đáng cầm mic nói về điều gì là thiêng liêng.
News
Kẽ hở nào khiến gần 600 loại sữa giả tung hoành thị trường suốt 4 năm?
Từ vụ gần 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, cần kiểm soát chặt hơn công tác quản lý sản xuất sữa và hoạt động thanh tra, kiểm tra để tránh những…
Giá vàng tăng cao không tưởng, chuyên gia cảnh báo 1 điều, không phải cứ mua là sẽ lãi
Giá vàng miếng trong nước lần đầu tiên đã vượt 120 triệu đồng/lượng khiến nhiều khách hàng sững sờ còn các chuyên gia phải gấp rút đưa ra cảnh báo. Vì sao vàng liên tục “phi mã”? Chuyên gia kinh…
Công Phượng phải thử việc khi trở lại đội tuyển Việt Nam, phản ứng khác lạ khi được HLV Kim Sang-sik “phát tín hiệu”
Công Phượng đang đạt phong độ cao, có thể được HLV Kim Sang Sik gọi trở lại tuyển Việt Nam nhưng cựu tiền đạo HAGL sẽ phải… thử việc, thay vì chắc suất như trước. Công Phượng rộng đường trở…
Lương Xuân Trường tái ngộ HAGL
Tiền vệ Xuân Trường và HAGL có cuộc tái ngộ trên sân Pleiku. Ngày mai (18/4), sân Pleiku sẽ lại sáng đèn cho một cuộc hội ngộ không chỉ mang tính chuyên môn, mà còn gợi về cả một miền…
Cục Phát thanh, Truyền hình kiểm tra, xác minh vụ nghệ sĩ quảng cáo ‘lố’, những ai có thể sẽ bị gọi tên?
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đang phối hợp kiểm tra, xử lý nghệ sĩ quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng, công dụng sản phẩm, thực phẩm chức năng. Chia sẻ với Báo Điện…
Con gái Quyền Linh bất ngờ đính chính giữa lúc bố dính hạn thị phi, gia đình bị drama bủa vây
Giữa lúc Quyền Linh dính hạn thị phi bị nhà sản xuất chương trình Mái ấm gia đình Việt khởi kiện, thì con gái Hạt Dẻ của nam MC cũng bị drama bủa vây, phải vội lên tiếng đính chính…
End of content
No more pages to load