Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc cấm đỗ xe trước cửa nhà dân, nên hành vi xâm hại ôtô của người khác đều phải trả giá.

Người tạt sơn ôtô đỗ trước cửa có thể bị phạt tù

Trả lời câu hỏi trong trường hợp ôtô bị tạt sơn, chủ xe có quyền khởi kiện đòi bồi thường không?

Luật sư Đặng Thành Chung, đoàn luật sư Hà Nội phản hồi như sau:
Các phương tiện giao thông khi dừng, đỗ sẽ tuân theo quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có những tình huống mà việc dừng, đỗ có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
Nhưng dù hành vi dừng, đỗ xe có vi phạm quy định của pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp thì về phía nhà dân hay những người bị xâm phạm quyền lợi cũng không được tự giải quyết bằng các hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể như tạt sơn, vẽ bậy, đập phá… xe dừng, đỗ. Bởi các hành vi này vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo Bộ luật Hình sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu thiệt hại gây ra từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, đã bị kết án về tôi này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tài sản là phương tiện kiếm sống chính thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.
Trường hợp thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp trên sẽ bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức.

Người nào có hành vi xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường tạt sơn vào xe chắc chắn là hành vi xâm phạm tài sản, người thực hiện hành vi phải bồi thường cho chủ xe thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Hai bên có quyền thỏa thuận việc bồi thường. Trường hợp không thể thỏa thuận, bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường, việc khởi kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.