Chương trình hài kịch “Gặp nhau cuối tuần” chính thức gặp lại khán giả VTV3 sau 19 năm vắng bóng. Tuy nhiên, tập đầu tiên đã vướng tranh cãi khi format được thay đổi hoàn toàn.
Tối 1/3, chương trình hài kịch “Gặp nhau cuối tuần” chính thức gặp lại khán giả sau 19 năm, với thời lượng 60 phút/tập, phát sóng trên kênh VTV3.
Theo giới thiệu của MC Quốc Khánh, nhiều người nói “Gặp nhau cuối tuần” trở lại sau gần 20 năm nhưng “Gặp nhau cuối tuần” có đi đâu đâu mà trở lại.
“Gặp nhau cuối tuần” trở lại trên sóng VTV3 từ ngày 1/3 với format hoàn toàn mới.
“Trong suốt bao nhiêu năm qua, những nghệ sĩ hài của chúng tôi từ đời đầu, đi tới bất cứ đâu, khán giả nhìn nụ cười của họ và đều bảo đó là ‘Gặp nhau cuối tuần’.
Những chương trình, những trích đoạn của ‘Gặp nhau cuối tuần’ đều mang lại hàng triệu lượt xem vì những miếng hài vẫn còn đó sự duyên dáng, những câu chuyện còn nguyên tính thời sự. ‘Gặp nhau cuối tuần’ vẫn ở đó nhưng trong lần trở lại này sẽ mang tới những điều mới mẻ khác”, MC nói.
Chương trình có sự góp mặt của các nghệ sĩ Trung Ruồi, Đỗ Duy Nam, Dũng Hớn, NSƯT Thái Sơn, NSƯT Phú Đôn…
Tập đầu tiên của “Gặp nhau cuối tuần” phiên bản mới có thời lượng khoảng 60 phút xoay quanh chủ đề lễ hội và các tệ nạn trong mùa lễ hội như: cầu duyên, xin lộc, rải tiền giọt dầu…
Format của “Gặp nhau cuối tuần” số đầu tiên cũng hoàn toàn khác lạ. Chương trình kết hợp giữa dạng bản tin, phóng sự, thực cảnh và tiểu phẩm sân khấu. Đặc biệt, chương trình còn có màn tương tác với khán giả đang xem tại trường quay.
Chương trình kết hợp giữa các dạng như bản tin, phóng sự, thực cảnh và tiểu phẩm hài.
Tuy nhiên, sự thay đổi của chương trình vấp phải tranh luận. Bên cạnh khán giả ủng hộ, một số khán giả bày tỏ sự thất vọng.
“Mình thấy như đang xem 1 đoạn phim ký sự chứ không phải 1 tiểu phẩm hoạt cảnh trên sân khấu để phản ánh một vấn đề nào đó của xã hội như “Gặp nhau cuối tuần” xưa. Chương trình đã ăn sâu vào tâm trí và đánh đúng tâm lý người xem, nên bây giờ xem chương trình này cảm giác không đã, không sướng, không chất như xưa nữa”, một khán giả bình luận bên dưới video của chương trình.
Khán giả khác bày tỏ: “Cái hay của ‘Gặp nhau cuối tuần’ xưa là sân khấu nhỏ, giản dị, tạo sự gần gũi với khán giả. Quay one-shot liền mạch tạo cảm giác chân thật như chính khán giả đang tham gia vào chương trình”.
Cảnh Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đi khám phá lễ hội Rước Vàng vấp tranh cãi vì có nhiều lời thoại ồn ào.
Ngoài ra, lời thoại trong chương trình cũng gây tranh cãi. Trong phần Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đi khám phá lễ hội Rước Vàng, cả hai dừng chân tại một quán nước ven đường và có cuộc trò chuyện với cô chủ quán.
Đoạn hội thoại nhanh chóng biến thành màn tranh cãi lớn tiếng, với nhiều câu thô tục được chèn tiếng “beep”.
Việc lạm dụng quá nhiều hiệu ứng âm thanh che tiếng phản cảm bị khán giả chê. Khán giả bình luận: “Kịch bản thì không bàn vì mới bắt đầu làm lại, nhưng mình mong những tập tiếp theo bớt chửi bới lại, bớt nói to lại chứ tập này vừa nhức đầu vừa thiếu văn hóa”.
“Gặp nhau cuối tuần” từng là một trong những chương trình hài kịch được yêu thích nhất, được phát sóng lần đầu vào sáng thứ 7 ngày 1/4/2000, có thời lượng 40 phút.
Chương trình được khởi xướng từ ý tưởng của đạo diễn, NSND Khải Hưng và cũng là bệ phóng cho sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ như: Minh Vượng, Phạm Bằng, Văn Hiệp, NSƯT Quốc Khánh, NSND Xuân Bắc, NSND Công Lý, NSND Tự Long, Vân Dung…
Đến tháng 12/2006, chương trình đã kết thúc phát sóng với một số đặc biệt có hình ảnh con tàu Titanic trên sân khấu, quy tụ nhiều nghệ sĩ hài hai miền Nam, Bắc.
Sau khi “Gặp nhau cuối tuần” khép lại, từ năm 2007, chương trình “Gala cười” – một phần của “Gặp nhau cuối tuần” được duy trì và phát mỗi quý 1 số.
News
Ngày tôi đính hôn, chú hàng xóm liền tặng món quà trị giá 3 tỷ không rõ lý do, nhà trai bức xúc mang trầu cau về
Nói xong, chồng tương lai của tôi tức giận ra về, còn bố của anh ấy trách bố mẹ tôi không biết dạy dỗ con gái khiến 2 gia đình mất mặt. Sau đó, nhà trai mang trầu cau về,…
L;;ột ga giường của mẹ chồng đi giặt, con dâu ch:;;ết đứng với bí mật đằng sau 33 tờ giấy mỏng
Trong một buổi sáng yên bình tại ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô, Linh, cô con dâu mới về làm dâu được vài tháng, quyết định dọn dẹp phòng mẹ chồng để thể hiện sự chu đáo. Bà Hạnh, mẹ…
“Nhìn mẹ cô dâu kìa, ng:;hèo mà bày đặt làm thông gia với nhà này”
Tại một làng quê nhỏ ở miền Trung Việt Nam, chị Lan, một người mẹ nghèo nuôi con gái một mình suốt 20 năm, chuẩn bị cho ngày cưới của con gái mình, bé Hương, với Minh – con trai…
Trong túi chị chỉ còn vỏn vẹn 20 nghìn đồng, không đủ để mua sữa cho đứa con trai 5 tuổi đang sốt cao ở nhà
Trong một buổi chiều mưa tầm tã tại một khu phố nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn, chị Hoa, một người mẹ đơn thân 38 tuổi, lặng lẽ bước vào siêu thị mini gần nhà. Với chiếc áo mưa sờn…
Mỗi lần con bé ngây thơ chỉ vào những người đàn ông trên phố và hỏi: “Mẹ ơi, đó có phải bố con không?”, tim tôi lại nhói đau
Lan, một bà mẹ đơn thân 28 tuổi, sống cùng cô con gái nhỏ Minh Anh trong một căn hộ chật chội ở Sài Gòn. Minh Anh, mới 5 tuổi, hồn nhiên nhưng hay hỏi về bố. Mỗi lần con…
Tôi đứng trước cửa phòng bệnh, tay nắm chặt chiếc phong bì chứa 100 triệu đồng, số tiền tiết kiệm cuối cùng của hai vợ chồng
Tôi đứng trước cửa phòng bệnh, tay nắm chặt chiếc phong bì chứa 100 triệu đồng – số tiền tiết kiệm cuối cùng của hai vợ chồng. Mẹ chồng nằm trên giường, gương mặt tái nhợt nhưng ánh mắt vẫn…
End of content
No more pages to load