Trước đây chúng tôi ở chung với gia đình chồng, có cả em chồng kém 10 tuổi, mới dọn ra ở riêng được hơn 3 năm.
Vợ chồng tôi gần 40 tuổi, có hai con, lấy nhau hơn 10 năm. Lúc còn ở chung, tôi và chồng hay cãi vã, nguyên nhân từ mâu thuẫn cuộc sống vợ chồng và từ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Chồng tôi không phải típ người cái gì cũng nghe lời mẹ nhưng cư xử không khéo.
Mỗi khi có xích mích giữa tôi và mẹ chồng, chồng thường nổi nóng, to tiếng với cả hai phía, khiến bố mẹ chồng nghĩ anh bênh vợ. Tôi không nhận được sự bênh vực từ chồng nên luôn cảm thấy khó chịu và áp lực mỗi khi có chuyện. Thêm nữa, mỗi khi cãi nhau về vấn đề của hai vợ chồng, anh thường nổi nóng, to tiếng khiến bố mẹ chồng biết được nên tôi càng cảm thấy không thoải mái khi sống chung.
Ngoài tật xấu nóng tính, chuyện bé xé ra to, chồng tôi là người thương yêu vợ con, chí thú làm ăn, lương đều đưa vợ, không lăng nhăng hay nhậu nhẹt. Anh vay mua xe rồi tự trả, thu nhập tôi cũng tốt. Nói chung thu nhập vợ chồng lúc đó không dư giả nhưng đủ sống, không thiếu thốn, có chăng thời điểm đó chưa đủ để có một nơi ở riêng.
Vợ từ chối phụng dưỡng cha mẹ tôi
Vợ bảo 20 năm chị tôi vẫn sống ở căn nhà của bố mẹ nên tự có trách nhiệm, vợ có nhà cửa đủ rồi nên không cần nữa.
Cách đây 3 năm, bố mẹ đẻ tôi chuyển đổi chỗ ở, còn dư một ít, chia cho hai con gái mảnh đất ngoại ô hơn một tỉ đồng, ông bà vẫn ở cùng em trai tôi. Tính ra mỗi chị em được hơn 500 triệu đồng. Chồng lúc đó nhất định đề nghị tôi nhận phần tiền từ chị gái, để vợ chồng anh chị giữ đất, nhận tiền để dồn vào sau ra riêng.
Quan điểm của tôi, cứ ở chung với nhà chồng, dù xích mích nhưng sau này chờ ông bà chia, cùng với mảnh đất kia tăng, sẽ mua nhà sau. Quan điểm của chồng là ra riêng con cái có không gian phát triển, đỡ xích mích với ông bà về việc chăm cháu, tôi cũng đỡ phải va chạm với mẹ chồng, tâm lý thoải mái, đỡ cãi nhau hơn. Vợ chồng tôi vì chuyện này mà cãi vã. Chồng tôi tạo sức ép với lý do nếu không mua nhà bây giờ, không biết bao giờ mua được, đợi ông bà nội chia không biết đến bao giờ, sớm muộn gì ông bà cũng bán, cứ tính thân mình trước đã. Cuối cùng tôi đành chịu.
Chúng tôi bán xe, bố mẹ chồng cho 6 cây vàng, nghĩa là khoảng 300 triệu đồng từ nguồn ông bà vay họ hàng, góp với phần bố mẹ tôi cho hơn 500 triệu đồng kia, mua được căn chung cư hơn một tỷ đồng. Từ lúc ra ở riêng, con cái học trường mới, môi trường sống rộng rãi, có vẻ lanh lợi và hoạt bát hơn, thế nhưng chúng tôi lại hay cãi vã hơn. Đặc biệt khi em trai chồng lấy vợ, tôi luôn ấm ức vì trước nhà chồng cho mình ít hơn nhà tôi, còn em dâu nghiễm nhiên mới về đã được ở căn nhà đấy, tôi phải ra riêng vất vả. Mỗi khi đi ngang qua nhà bố mẹ chồng, tôi lại suy nghĩ nhiều và càng cảm thấy khó chịu, sau đó vợ chồng cãi nhau. Thêm nữa, tôi không thoải mái mỗi khi ông bà sang chơi, nhắc về việc sẽ bán căn nhà đó để trả nợ mà dùng dằng mãi chưa bán được. Gần như tôi chỉ sang nhà bố mẹ chồng vào dịp tết, giỗ chạp, còn lại chủ yếu chồng đưa con sang chơi, tôi không sang và tránh mặt.
Ba mẹ chồng sẽ cho chúng tôi vay tiền nếu được đứng tên sổ đỏ
Vợ chồng tôi sống ở TP HCM, ba mẹ đều ở quê; cân nhắc và tích cóp ít tiền nên quyết định mua căn nhà, chấm dứt cảnh đi thuê.
Về phía nhà tôi, chồng vẫn đi cùng tôi đưa con sang chơi với ông bà ngoại mỗi khi có việc. Nói về việc bán nhà, gần đây, bố mẹ chồng có ý định bán nhà để dành một phần trả nợ chỗ vay vàng, do giá vàng lên cao, người cho vay nhắc nợ. Còn lại bao nhiêu ông bà sẽ cho thêm chúng tôi và mua nơi ở mới cùng vợ chồng em trai chồng. Thêm nữa giá chung cư đang cao, chồng muốn bán để vay mượn đổi sang nhà đất.
Chồng tôi có ý định giữ lại căn nhà của bố mẹ với hai phương án chúng tôi cùng bàn bạc: Một là chúng tôi bán căn chung cư giờ đã tăng gấp đôi so với lúc mua, vay thêm hơn một tỷ đồng để dồn vào gửi ông bà trả phần vay vàng hồi trước và mua căn nhà khác tầm 3,7-3.8 tỷ đồng để ở, còn chúng tôi lấy lại căn nhà của ông bà. Phương án này tôi không phải ở chung nên ưu tiên, nhưng tôi được chia ít hơn, tính ra phần chúng tôi là phần chênh giữa giá ông bà bán ra ngoài và giá bán rẻ cho chúng tôi, tầm một tỷ đồng. Chồng không thích vì vừa phải vay nhiều vừa phải nhận phần ít, tôi lại so sánh thiệt hơn.
Hai là bố mẹ chồng đề nghị chúng tôi về ở cùng ông bà, chỉ cần lo trả bớt 300 triệu đồng cho họ hàng (phần vàng ông bà vay giờ đã lên 500 triệu đồng), ông bà sang tên nhà cho vợ chồng tôi. Gia đình em trai chồng sẽ chuyển sang căn chung cư của chúng tôi và lo trả 200 triệu đồng của phần vàng kia. Căn chung cư sẽ đứng tên bố mẹ chồng chứ chưa sang tên cho chú em ngay. Tôi tính đi tính lại, phần chúng tôi được chia ít hơn vợ chồng chú em khoảng 400 triệu đồng mà lại phải ở chung. Tôi nhất định không đồng ý, do căn nhà đó có cả phần bố mẹ tôi cho.
Chuyện tài sản của bố mẹ tuyệt đối không để vợ tham gia
Các bà vợ, cụ thể là mẹ và vợ của chú tôi đã làm tan nát một gia đình lớn chỉ vì chuyện đất đai, tài sản của ông bà.
Chồng tôi lại thiên về phương án hai này. Anh bảo mặc dù hiện tại thiệt hơn em trai 400 triệu đồng nhưng nhà đất ở trung tâm sẽ tăng giá trong tương lai, hơn căn chung cư hiện tại. Ông bà cũng không nhất định phải bắt buộc ở chung đến già nên chồng tôi tính sau 3-5 năm nhà đất tăng giá hơn chung cư, sẽ mua hai căn chung cư để nhà tôi ở một, bố mẹ chồng ở một. Người già ở chung cư vẫn tiện và chúng tôi có tổng hai căn chung cư đứng tên mình, không phải vay mượn. Thời gian đó tiết kiệm, vay mượn thêm, có cơ hội mua thêm căn nữa, về lâu dài có lợi hơn cậu em trai. Anh bảo đó là tính cho tôi và con, tôi lại cảm thấy chồng tính toán phần hơn cho gia đình anh và em trai anh, còn tôi phải về ở chung thêm mấy năm nữa mà sau này vẫn phải chăm lo cho bố mẹ chồng.
Anh bảo dù bố mẹ cho ít thì anh vẫn phải có trách nhiệm, anh tự lo và không cần tôi động tay chân. Đáng ra, tôi phải được chia nhiều hơn, thậm chí phải được hai phần nếu ở chung, em chồng chỉ được nhận gần hai tỷ đồng là cùng. Tôi cảm thấy rất không phục gia đình chồng. Bố chồng có tính nếu trả em trai hai tỷ đồng, em không đủ mua chỗ ở khác; hoặc gửi ông bà 3,8 tỷ đồng, cùng lắm là 4 tỷ đồng cũng khó mua căn nhà Hà Nội để ông bà ở cùng cậu em trai. Hiện vợ chồng tôi vẫn chưa thống nhất được phương án, đang trong tình trạng căng thẳng, khiến tôi rất chán nản. Tôi phải làm sao, mong được các bạn chia sẻ.
News
Lịch chiếu Hạnh Phúc Bị Đánh Cắp phần 2: Bà Ánh Dương run rẩy khi chứng kiến một người tưởng chừng như đã tan biến trở về
Bộ phim “Hạnh phúc bị đánh cắp” vừa lên sóng là bộ phim cuối cùng của diễn viên Thủy Phạm. Nữ diễn viên qua đời vì tai nạn giao thông đầu năm 2024. Thủy Phạm trong phim Hạnh phúc bị…
Con gái NSƯT Vũ Linh bật khóc sau phán quyết về vụ kiện quyền thừa kế, nói rõ sẽ tiếp tục đệ đơn lên cấp cao hơn vì 1 chi tiết không rõ ràng của toà án
Sau khi tòa án quyết định chia cho cô ruột tức nghệ sĩ Hồng Nhung 15% giá trị di sản, Hồng Loan – con gái NSƯT Vũ Linh nói sẽ kháng cáo. Ngày 7/1, TAND TP HCM mở…
Ngân hàng ra khuyến cáo người dân làm điều này khi chuyển khoản có thể bị mất sạch tiền, Tết nhất đến nơi rồi
Ngày nay tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và manh động nên người dân khi dùng ứng dụng ngân hàng, thanh toán trực tuyến cần tránh dùng wifi công cộng. Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật…
Lỗi vượt đèn vàng 2025 bị ph:ạt bao nhiêu tiền? Đừng nhầm lẫn điều này vì 1 điểm bổ sung có thể khiến nhiều người bị oa:n
Lỗi vượt đèn vàng 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt lỗi vượt đèn vàng 2025 đối với xe ô tô và xe máy là bao nhiêu? Lỗi vượt đèn vàng 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt…
Không đóng phạt nguội khi v:i phạ:m giao thông, sau 1 năm sẽ được tự động gỡ bỏ
Nếu không đóng phạt nguội khi vi phạm giao thông thì lỗi vi phạm sau 1 năm sẽ được tự động gỡ bỏ là một hiểu lầm phổ biến của nhiều người dân. Theo quy định pháp luật, cứ mỗi…
Lấy chồng giàu lớn tuổi là bố đơn thân, đêm tân h:ô:n vừa mở cửa phòng ngủ tôi điếng người bỏ chạy
Tôi sợ thót tim khi thấy những thứ được đặt trên giường ngủ. Tuy chưa làm mẹ, nhưng tôi hiểu rất rõ chuyện nuôi dạy một đứa trẻ nhọc nhằn thế nào. Phụ nữ làm mẹ đã khó, huống gì…
End of content
No more pages to load