Ngày nay tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và manh động nên người dân khi dùng ứng dụng ngân hàng, thanh toán trực tuyến cần tránh dùng wifi công cộng.

Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật ngày 7/1 có bài Ngân hàng khuyến cáo người dân không nên dùng wifi công cộng để chuyển khoản, tránh ngay kẻo mất sạch tiền. Nội dung như sau:

Ngày nay ứng dụng ngân hàng trực tuyến vô cùng phổ biến. Nhiều hoạt động thanh toán trên nền tảng số được thực hiện nhanh gọn, tránh tiếp xúc, tránh giao dịch tiền mặt.

Tuy nhiên đối tượng tội phạm đã có thể hack vào mạng wifi công cộng nhằm tấn công điện thoại của người dùng, từ đó chiếm quyền điện thoại để thực hiện trộm cắp tiền trong tài khoản, hoặc cài đặt nghe lén trên điện thoại để đánh cắp thông tin…

 

Những rủi ro khi dùng wifi công cộng

Tội phạm có thể tạo tên mạng wifi giả mạo và khi người dùng truy cập vào mạng wfii này thì chúng có thể kiểm soát hoạt động trên mạng, đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người dùng.

Nhiều mạng wifi công cộng không sử dụng mã hóa, tin tặc có thể dễ dàng theo dõi và chặn lưu lượng truy cập giữa thiết bị của người dùng và điểm truy cập wifi, từ đó lấy cắp thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng.

Thông qua mạng wifi công cộng, tin tặc có thể đưa phần mềm độc hại vào thiết bị của người dùng, từ đó thực hiện kế hoạch xấu.

Mạng wifi công cộng thiếu bảo mật nên khi dùng thì điện thoại của người dùng có thể tiếp xúc các thiết bị khác đang kết nối cùng mạng, mà không phải tất cả đều được bảo vệ đầy đủ…
Wifi công cộng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Wifi công cộng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngân hàng khuyến cáo

Điều 18 Thông tư 50/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “Hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking” đã đưa ra khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn, bảo mật khi thực hiện chuyển khoản bằng các ứng dụng Online Banking không nên sử dụng mạng Wifi công cộng để chuyển khoản.

Theo đó thì người dân nên chú ý dùng mạng 4G, 5G riêng trên điện thoại của mình để thực hiện chuyển khoản, đặc biệt những giao dịch quan trọng. Khi thực hiện thanh toán trên website cũng vậy nên tránh thực hiện mở máy tính thanh toán ở nơi công cộng mà nên thực hiện tại nhà riêng.

Người dân cũng chú ý không nên sử dụng máy tính công cộng để truy cập, thực hiện giao dịch.

Tuyệt đối không lưu lại tên đăng nhập và mã khóa bí mật, mã PIN trên các trình duyệt.

Luôn nhớ thoát khỏi phần mềm ứng dụng Online Banking khi không sử dụng.

Không cài đặt các phần mềm lạ, phần mềm không có bản quyền, phần mềm không rõ nguồn gốc.

Thông báo ngay cho ngân hàng các trường hợp bị mất, thất lạc, hư hỏng thiết bị tạo OTP, số điện thoại nhận tin nhắn SMS, bị lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lừa đảo, bị tin tặc hoặc nghi ngờ bị tin tặc tấn công.

Ngày 6/1/2025, Tạp chí Nhịp sống thị trường đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Khách hàng rút tiền tại cây ATM cần chú ý: Phát hiện những dấu hiệu này phải lập tức ngừng giao dịch, khóa thẻ”. Nội dung cụ thể như sau:

Khi Tết đã cận kề, nhu cầu giao dịch tại các cây ATM tăng cao, đồng thời cũng là thời điểm các đối tượng xấu tìm cách lợi dụng cơ hội này để thực hiện những chiêu trò tinh vi như lắp đặt các thiết bị skimming để đánh cắp thông tin thẻ và chiếm đoạt tài sản của khách hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dùng trong dịp Tết.

Nhiều người đã gặp tình trạng kẻ gian rút trộm số tiền lớn mà không hay biết, do vô tình để lộ lọt thông tin bảo mật thẻ.

Ảnh minh họa.

Trước tình hình ATM skimming đang có chiều hướng gia tăng, KienlongBank khuyến cáo khách hàng thực hiện các biện pháp để giao dịch an toàn tại ATM như sau:

(1) Kiểm tra máy ATM trước khi giao dịch: Nếu phát hiện các thiết bị lạ được dán/ốp/kết nối bất thường với ATM (tại các vị trí như: đầu đọc thẻ, bàn phím,…) hoặc ATM ở tình trạng không nguyên vẹn. Trong đó, các thiết bị lạ bao gồm nhưng không giới hạn như: Camera siêu nhỏ, bàn phím giả/đầu đọc thẻ giả được dán/ốp chồng lên thì ngừng thực hiện giao dịch.

(2) Luôn luôn che bàn phím khi nhập mã PIN

(3) Quan sát xung quanh để đảm bảo việc rút tiền được thực hiện riêng tư

(4) Ưu tiên giao dịch tại máy ATM ở những địa điểm an toàn, có đủ ánh sáng và có camera an ninh hoặc đặt tại chi nhánh ngân hàng, tòa nhà có đông người qua lại

(5) Lấy lại thẻ/tiền sau khi thực hiện giao dịch

(6) Thường xuyên kiểm tra thông báo giao dịch và mở các cài đặt trên điện thoại để luôn nhận được thông báo biến động số dư trên app hoặc email hoặc tin nhắn SMS để kịp thời phát hiện nếu có giao dịch bất thường.

(7) Trường hợp nghi ngờ thẻ bị đánh cắp thông tin tại ATM, khách hàng cần ngừng giao dịch và khóa thẻ ngay lập tức trên ứng dụng ngân hàng hoặc liên hệ ngay với tổng đài để được hỗ trợ khóa thẻ khẩn cấp; Thực hiện bật/tắt giao dịch trên ATM/POS trên ứng dụng ngân hàng; Đổi mã PIN của thẻ qua ứng dụng hoặc tại ATM để đảm bảo an toàn; Phát hành thẻ mới nếu có nghi ngờ thẻ bị lộ thông tin.

Ngoài ra, để tiện lợi và hạn chế rủi ro, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ rút tiền bằng QR code – không cần dùng thẻ vật lý, điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro lộ thông tin thẻ. Khách hàng cũng nên cài đặt hạn mức giao dịch của thẻ ở hạn mức thấp, khi cần giao dịch hạn mức cao hơn thì cài đặt lại và chuyển trở về hạn mức thấp sau khi giao dịch hoàn tất…