Ngày giỗ, chồng tôi tới thật trễ cùng đồng nghiệp, vác theo thùng bia. Cả nhóm ồn ào ăn uống rồi ồn ào kéo nhau đi, để lại “bãi chiến trường”…
Thời con gái, chuyện giỗ quẩy ở nhà, tôi từng là “cánh tay phải” của mẹ. Trước giỗ vài ngày, tôi cùng mẹ lo làm bánh, mua sắm đầy đủ mọi thứ để tới ngày giỗ là bày ra nấu nướng, không cần mua bánh trái bên ngoài, hay phải kêu thợ nấu.
Đến khi lấy chồng, tôi tự hứa sẽ duy trì thói quen ấy. Nhà có đám, tôi thậm chí về trước một đêm để phụ việc bếp núc, nhà cửa.
Trước giỗ, tôi luôn về phụ mẹ dọn dẹp, nấu nướng. Hình minh họa
Những năm đầu làm rể, chồng tôi hết lòng phụ giúp bố vợ chuyện cúng kiếng, kê dọn bàn ghế, tiếp khách. Tan tiệc, chồng còn phụ dọn dẹp rất vui vẻ, nhiệt tình. Các cụ hàng xóm thường vỗ vai bố tôi bảo “dâu hiền con gái, rể thảo con trai”. Bố tôi cười hãnh diện.
Về sau, chồng tôi không còn sốt sắng như trước. Bố không nói ra, nhưng nhìn ánh mắt ngóng trông của bố, cũng đủ biết bố mong chàng rể sớm có mặt, phụ bố một tay. Những lúc ấy, tôi chỉ biết chống chế: “Chồng con hôm nay có việc quan trọng nên về trễ”.
Thú thật, tôi nói vậy mà không dám nhìn thẳng mắt bố. Nếu bữa giỗ có việc quan trọng, tại sao tối trước ngày giỗ không tranh thủ về phụ giúp bố một tay, mà đợi đến trưa, khi khách khứa có mặt đông đủ, chồng mới đến dự cùng với mấy người đồng nghiệp, trên tay là một thùng bia.
Bố tôi không hề vui, tôi biết, thay vì mang thùng bia, chồng tôi có thể đem giỏ trái cây sang cúng, sẽ được lòng bố hơn.
Đến trễ, chồng tôi nêu lý do như cách tôi vừa chống chế với bố. Bố cười vui vẻ, ra điều thông cảm, tíu tít mời bạn của con rể nhập tiệc. Giỗ xong, chồng lại đi mất hút cùng mấy người bạn, bỏ lại “bãi chiến trường”.
Tôi buồn vì cả năm gia đình bên vợ mới có một cái giỗ, nhà lại neo người, vậy mà chồng chẳng khéo thu xếp những năm đầu mới làm rể.
Tôi nghĩ, dù bận rộn đến mấy, dâu/rể cũng phải thể hiện nghĩa vụ với gia đình nhà chồng/vợ một cách đầy đủ, trọn vẹn, huống gì tôi là đứa con duy nhất trong nhà.
Có lần nghe bố kể chuyện ngày bố mới về làm rể nhà ngoại, mỗi khi nhà có giỗ chạp, bố qua sớm têm trầu, sửa soạn nhà cửa phụ bố vợ. Tới giờ tiệc thì bố làm bồi bàn, rồi thì trà nước, tiễn khách, đói đến mệt xỉu. Thời ấy, phải sang hàng xóm mượn bàn ghế, nên giỗ xong, còn phải khiêng trả.
Tôi nghe bố mà “nhột” quá. Giận chồng bởi đã góp ý chuyện này, nhưng anh ấy thủng thẳng: “Anh bận mà, giỗ chứ đâu phải chuyện gì ghê gớm. Sao em không kêu thợ nấu cho khỏe, người ta bao cả chuyện bàn ghế, chén dĩa, cả người chạy bàn…”.
Giỗ quẩy ở gia đình chồng, tôi rất chu toàn. Hình minh họa
Biết như thế là khỏe. Nhưng mẹ tôi thích ngày giỗ, con cháu mỗi người phụ giúp một tay cho vui, bếp núc ngày giỗ phải rộn ràng, đàn bà con gái ngày giỗ mà rảnh quá thấy… sao sao ấy.
Chuyện giỗ quẩy ở gia đình chồng, tôi rất chu toàn, chồng tôi cũng từng ghi nhận những nỗ lực của tôi với gia đình nhà chồng, sao anh ấy lại đối xử tệ với bên vợ như thế?
Tôi nghĩ, phận làm dâu, làm rể đều có nghĩa vụ như nhau. Dâu hay rể cũng đều là con, là người một nhà, phải có trách nhiệm với từng sự kiện trong gia đình.
Tôi mong chồng mãi là “rể thảo”, là “con trai”, chứ đừng là “khách”, đừng thờ ơ, xa lạ với những gì đang diễn ra trong gia đình nhà vợ.
News
Gặp lại bạn cấp 3, anh ấy khoe lương 200 triệu/tháng, tôi làm bảo vệ chỉ 200 nghìn đồng/ngày, đánh bạo hỏi một câu đối phương bỗng cúi gằm mặt
Tôi không ngờ câu hỏi của mình lại gây kích động lớn như vậy. Cuộc sống ngày càng phát triển, những điều kiện về vật chất cũng được chú trọng nhưng cũng làm lộ bản chất thật của một số…
Đi họp lớp cuối năm, tôi bị bạn cư:ời nh:ạo vì làm nghề shipper, ra đến cửa thấy 1 người đi cạnh tôi thì anh ta lập tức nói xin lỗi
Kỷ niệm trong buổi họp lớp sẽ khiến tôi nhớ mãi không quên. Tôi tên Trương Hạo, một người đã tốt nghiệp Đại học được hơn 10 năm. Tôi chỉ là một người bị đánh giá là “thấp kém” trong…
Phương Nhi trước khi làm dâu nhà tỷ phú “bán xe điện”: Kỳ vọng thành “ngọc nữ” màn ảnh, nhan sắc thần thái hệt Tăng Thanh Hà năm xưa
Á hậu Phương Nhi từng bày tỏ đam mê lớn với diễn xuất và được kỳ vọng sẽ trở thành “thần tiên tỷ tỷ” của màn ảnh Việt. Sáng 15/1, thông tin về đám hỏi của Á hậu Phương Nhi và chồng thiếu…
Sau gần 2 năm tranh chấp, Hồng Loan thay áo cho ngôi nhà thừa kế từ “ông hoàng cải lương” Vũ Linh, m:ỉa m:ai cô ruột là “người không có lương tâm””
Căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm của “ông hoàng cải lương” Vũ Linh sau gần 2 năm tranh chấp nay được sửa sang trông như mới. Sau khi thắng kiện và nhận được 85% di sản thừa kế, Hồng…
Muốn là một trong những cái tên xuất hiện trong 30 giây quảng cáo của Táo Quân, nhãn hàng phải chi bao nhiêu tiền?
Là chương trình giải trí thân thuộc với khán giả truyền hình mỗi đêm giao thừa, dễ hiểu khi mức giá quảng cáo của Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2025 không hề nhỏ. Ngày 14/1, phía Đài truyền hình Việt…
CốNSND Trần Hạnh: Ông già đau khổ thiện lương của màn ảnh Việt, được đích thân Thủ tưởng Chính phủ làm điều này trong lễ truy tặng danh hiệu
Ngoài đời, NSND Trần Hạnh có cả thảy 7 người con, trong đó có ba người con không may đã mất. Còn trong đời sống nghệ thuật, ông còn được rất nhiều nghệ sĩ thế hệ lớp nể trọng và…
End of content
No more pages to load