Phát ngôn “người có thu nhập 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng (hơn 17 triệu đồng) không nên ăn lẩu”, “lẩu không dành cho tầng lớp thấp” của Du Zhongbong gây tranh cãi.
Đây là hai câu nói của nhà sáng lập chuỗi lẩu Banu Maodu Hotpot với 150 cửa hàng ở Trung Quốc khiến người dùng mạng bức xúc.
Sự việc bắt nguồn tại hội thảo về xu hướng phát triển ngành lẩu hôm 25/2. Chuỗi nhà hàng lẩu Banu Maodu bị khách hàng chê đắt, gây áp lực cho doanh nghiệp. Du Zhongbong thừa nhận giá bán ngày càng cao và khiến nhiều người khó tiếp cận. Sau cùng, ông đưa lời khuyên “người trẻ có thu nhập thấp nên hạn chế hoặc không nên ăn lẩu Banu để tiết kiệm và đầu tư bản thân”.
Phát ngôn này lập tức bị cộng đồng cho là kém tinh tế, thể hiện sự thượng đẳng.
Hai ngày sau, Du Zhongbong đăng video cho rằng lời chia sẻ đã bị cắt ghép. Tuy nhiên lời giải thích của vị CEO không thuyết phục công chúng. Nhiều ý kiến cho rằng câu nói mang hàm ý phân tầng xã hội với người tiêu dùng.

Du Zhongbong, nhà sáng lập chuỗi lẩu Banu Maodu Hotpot. Ảnh: D.Z
Trước làn sóng chỉ trích và tẩy chay, ngày 3/3, Du Zhongbong tiếp tục đăng video xin lỗi, thừa nhận cách diễn đạt có vấn đề. Ông giải thích do quen với vai trò là người cha, thường xuyên dạy bảo các con nên vô tình áp dụng cách nói này với người khác. Vị CEO cam kết sẽ điều chỉnh cách giao tiếp và hy vọng người trẻ luôn giữ được đức tính siêu năng, chăm chỉ và tiết kiệm.
Theo tờ Red Start News, cụm từ “lương tháng 5.000 tệ” mà Du Zhongbong dùng gắn liền với hình ảnh tầng lớp thấp, mang sắc thái miệt thị và xúc phạm.
Trong bài viết “Từ khi nào lẩu trở thành món ăn xa xỉ?”, tờ Southern Wind Window nhận định phát ngôn của CEO chỉ là nhất thời, thiếu suy nghĩ nhưng “đủ để chạm đến sự nhạy cảm của người lao động”.
Theo Niên giám Thống kê Trung Quốc 2024, thu nhập trung bình năm 2023 của nhân viên khu vực tư nhân tại hơn 1/2 tỉnh, thành phố dưới 5.000 tệ. Tại các thành phố lớn nổi tiếng về lẩu như Trùng Khánh, Tứ Xuyên, con số này chỉ xấp xỉ 5.000 nhân dân tệ. Chưa kể, với sinh viên mới ra trường, đây là mức thu nhập xa vời do phải đối mặt với thị trường việc làm khốc liệt, giá nhà ở và chi phí sinh hoạt tăng.
Do vậy, việc khuyên “không nên ăn lẩu” trong thời điểm này giống như lời nhắc nhở về thực tế khắc nghiệt của cuộc sống.

Chi phí ăn lẩu tại Banu Hot Pot khoảng 132 nhân dân tệ (khoảng 470.000 đồng) cho một khách, cao hơn các cửa hàng tương tự. Ảnh: Banu Hot Pot/ Weibo
Phát ngôn của Du Zhongbong không chỉ gây tranh cãi vì thiếu tinh tế mà còn mâu thuẫn với nguồn gốc ra đời món ăn. Như lẩu cay Trùng Khánh vốn là món ăn bình dân, xuất phát từ bến cảng Gia Lăng. Đây là nơi người bốc vác, công nhân thường ăn lẩu để no bụng bởi chi phí thấp.
Những nguyên liệu như sách bò, ruột vịt, cổ họng lợn vốn bị tầng lớp thượng lưu vứt bỏ sẽ được đầu bếp kết hợp với ớt, tiêu và dầu để tạo nên món ăn rẻ, no lâu, giữ ấm cơ thể.
Tờ Oriental Today nhận xét: “Lẩu sinh ra từ thành thị, từ những bến tàu tấp nập ở Trùng Khánh. Nơi những người lao động ngồi quanh nồi nước đỏ rực để sưởi ấm. Nồi lẩu ấy không chỉ là món ăn mà còn là sự an ủi cho những ngày tháng vất vả”.
Nhưng món ăn bình dân này dần thay đổi. Nhiều thương hiệu lớn nâng tầm với các nguyên liệu cao cấp, dịch vụ sang trọng và giá bán cao. Chuỗi lẩu Banu của Du Zhongbong là một trong số đó với chi phí 132 nhân dân tệ một người. Cao hơn các chuỗi lẩu nổi tiếng như Haidilao hay Xiabu Xiabu khoảng 30 nhân dân tệ.
News
Ngày tôi đính hôn, chú hàng xóm liền tặng món quà trị giá 3 tỷ không rõ lý do, nhà trai bức xúc mang trầu cau về
Nói xong, chồng tương lai của tôi tức giận ra về, còn bố của anh ấy trách bố mẹ tôi không biết dạy dỗ con gái khiến 2 gia đình mất mặt. Sau đó, nhà trai mang trầu cau về,…
L;;ột ga giường của mẹ chồng đi giặt, con dâu ch:;;ết đứng với bí mật đằng sau 33 tờ giấy mỏng
Trong một buổi sáng yên bình tại ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô, Linh, cô con dâu mới về làm dâu được vài tháng, quyết định dọn dẹp phòng mẹ chồng để thể hiện sự chu đáo. Bà Hạnh, mẹ…
“Nhìn mẹ cô dâu kìa, ng:;hèo mà bày đặt làm thông gia với nhà này”
Tại một làng quê nhỏ ở miền Trung Việt Nam, chị Lan, một người mẹ nghèo nuôi con gái một mình suốt 20 năm, chuẩn bị cho ngày cưới của con gái mình, bé Hương, với Minh – con trai…
Trong túi chị chỉ còn vỏn vẹn 20 nghìn đồng, không đủ để mua sữa cho đứa con trai 5 tuổi đang sốt cao ở nhà
Trong một buổi chiều mưa tầm tã tại một khu phố nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn, chị Hoa, một người mẹ đơn thân 38 tuổi, lặng lẽ bước vào siêu thị mini gần nhà. Với chiếc áo mưa sờn…
Mỗi lần con bé ngây thơ chỉ vào những người đàn ông trên phố và hỏi: “Mẹ ơi, đó có phải bố con không?”, tim tôi lại nhói đau
Lan, một bà mẹ đơn thân 28 tuổi, sống cùng cô con gái nhỏ Minh Anh trong một căn hộ chật chội ở Sài Gòn. Minh Anh, mới 5 tuổi, hồn nhiên nhưng hay hỏi về bố. Mỗi lần con…
Tôi đứng trước cửa phòng bệnh, tay nắm chặt chiếc phong bì chứa 100 triệu đồng, số tiền tiết kiệm cuối cùng của hai vợ chồng
Tôi đứng trước cửa phòng bệnh, tay nắm chặt chiếc phong bì chứa 100 triệu đồng – số tiền tiết kiệm cuối cùng của hai vợ chồng. Mẹ chồng nằm trên giường, gương mặt tái nhợt nhưng ánh mắt vẫn…
End of content
No more pages to load