Việc không có gì nhưng bà luôn dùng cách tệ nhất để nói, còn nói rất to như nhà cãi nhau dù mới mùng một mùng hai Tết.
Tôi lấy chồng tám năm, bốn thế hệ sống chung, gia đình 11 nhân khẩu. Khi tôi cưới được ba năm thì em chồng lấy vợ. Tôi và em dâu sống cùng năm năm, hai chị em và hai gia đình nhỏ không có xích mích gì. Vì kinh tế chúng tôi độc lập và cả hai đều biết điều, lựa nhau sống. Gia đình em đang xây nhà và sẽ ra ở riêng sau khoảng nửa năm nữa.
Điều làm tôi buồn nhất là mẹ chồng. Trước giờ tôi về làm dâu, chưa bao giờ lề hà việc gì trong nhà. Thời gian rảnh, cũng ra vườn cuốc đất trồng rau, ra đồng giúp bà làm cỏ lúa, cấy hái vì nhà vẫn cấy ít để lấy lúa ăn. Nếu không đi cấy được, tôi sẽ thuê người cấy cho bà. Nhà có giỗ chạp, tôi có thể xin nghỉ hoặc nếu có việc không nghỉ được, tôi sẽ dậy sớm nấu cho bà. Bà chỉ việc sắp mâm thắp hương.
Con cái còn nhỏ, tôi luôn tự nhủ rằng bà giúp được là tốt, còn con là của mình nên việc gì làm được, tôi tự làm. Thương bà vất vả vì ông ngoài đón cháu đi học về thì không giúp bà gì nữa. Con tôi từ bé đến giờ, số lần bà tắm cho chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nói để mọi người hiểu rằng, tuy ở chung dù là lúc con còn bé nhưng tôi cũng không phụ thuộc vào bà quá nhiều. Trong suy nghĩ của tôi, con mình thì mình chịu trách nhiệm chứ không ai có nghĩa vụ phải giúp mình.
Về kinh tế, khi em chồng chưa lấy vợ, vợ chồng tôi đều gửi chi phí sinh hoạt cho bà. Khi em dâu về, bà không cầm nữa, hai chị em dâu tự mua thức ăn trong nhà, đóng tiền điện, ông bà lo tiền ma chay hiếu hỉ. Buổi sáng, tôi nấu ăn cho cả nhà, cho con ăn uống, phơi quần áo, cho cụ uống thuốc, đưa con đi học. Bát đũa có hôm sáng tôi kịp rửa, có hôm không.
Sáng đó tôi phơi quần áo xuống, thấy chồng đã đi làm, con đã ăn xong, nhưng chắc do vội nên chồng quên không dọn bát vào bồn rửa, tôi thì chưa kịp dọn. Bà vào nói “ăn xong thì rửa đi, tao không phải ôsin của nhà mày”. Bà nói câu đó thật sự tôi thấy tổn thương. Việc tôi làm cho mọi người, bà coi đó là chuyện đương nhiên, còn bà rửa giúp tôi vài cái bát thì thành ôsin. Sau đó tôi nói chuyện với chồng nhưng anh luôn bảo “tính bà vậy rồi, không khéo ăn khéo nói, em biết rồi còn gì”.
Thật sự chính chồng tôi cũng thấy bất tiện khi sống cùng ông bà, bảo ra riêng cũng khó vì nhà đang ở ông bà tuyên bố cho chồng tôi. Hơn nữa nhà chồng tôi cũng rộng, chú em sắp ra riêng. Giờ tôi ra thuê trọ, chắc cả làng cười cho, lại nghĩ ông bà sống thế nào mà nhà rộng thế, có hai đứa con ra riêng hết rồi phải thuê trọ. Tôi vẫn muốn thuê trọ ở riêng, còn chồng lại sợ ông bà mang tiếng với hàng xóm.
Mẹ chồng chỉ muốn tôi ở nhà làm ôsin cho con
Có hai vấn đề khiến tôi rơi vào hoàn cảnh như bây giờ là con đau ốm liên tục và mẹ chồng yêu cầu quá cao đối với tôi.
Hai năm đầu về làm dâu, tôi rất stress về cách ăn nói của mẹ chồng, dù bà không để bụng nhưng nói gì là cứ như đấm vào tai. Sáng nào có việc gì mà tôi chưa kịp dậy, bà lên mở phòng nói “giờ này còn chưa dậy, định ngủ đến bao giờ?”. Thay vì nói thế, sao bà không gọi “dậy nấu cho mẹ cái này cái kia”, vậy có phải hay hơn không. Như thế tôi cũng vui vẻ dậy. Tôi không phải người lười biếng gì nhưng có lúc cũng không vừa lòng bà.
Tôi vừa mua cho con bộ quần áo mới, bà thấy không đẹp và bảo như ăn mày. Mặt cháu bị mấy nốt muỗi đốt, bà bảo lem nhem như chó nhá. Bà toàn nói những câu sốc, nhiều lúc nghe tổn thương. Không riêng gì tôi, em dâu và mọi người xung quanh, ngay cả bố chồng tôi và anh em hàng xóm cũng khó chịu với kiểu bà nói. Việc không có gì nhưng bà luôn dùng cách tệ nhất để nói, còn nói rất to như nhà cãi nhau dù mới mùng một mùng hai Tết. Chồng bảo tôi cứ coi như không nghe thấy cho tâm đỡ phiền. Dù hạn chế tối đa tiếp xúc nhưng nhiều khi vẫn tổn thương. Có phải bảo không nghe là không nghe đâu. Có cách nào cải thiện không mọi người, vì tôi còn sống cùng bà rất lâu nữa. Tôi xin cảm ơn.
News
Đừng nghĩ chây lì là thoát t:ộ:i, người dân mà bỏ xe khi vi phạm giao thông sẽ bị p:hạt 12 triệu đồng và tính lãi tiền ph:ạt gấp 5 lần?
Theo Nghị định 168, nhiều lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức xử phạt từ ngày 1/1/2025 trong đó hành vi bỏ lại xe khi vi phạm cũng sẽ bị xử phạt nặng. Bỏ xe khi vi phạm có…
Không phải ai đi xem máy lên vỉa hè cũng bị phạt 6 triệu đồng, có 1 trường hợp đặc biệt mà CSGT không được lập biên bản hay phạt nguội người dân đã biết chưa?
– Nghị định 168 đưa ra mức xử phạt rất nghiêm khắc với các hành vi vi phạm trật tự giao thông trong đó có đi xe máy lên vỉa hè. Từ 2025, đi xe máy trên vỉa hè sẽ…
Học lái xe nhà nghề khẩu quyết “ba giây xanh thì bỏ” để tránh bị phạt tới 20 triệu khi gặp đèn đỏ, cứ làm theo là Tết ấm no
“Dù có nguy cơ bị xe phía sau đâm, tôi không còn dám tăng ga đi cố qua giao lộ khi đèn xanh còn vài giây, cũng không dám vội vàng cho xe lăn bánh khi đèn đỏ còn vài…
Đi trang điểm thuê, nhìn cô dâu chú rể sánh đôi hạnh phúc, mà tôi vừa c:ă:m h:ận vừa c:ay đ:ắ:ng, chỉ muốn tung hê tất cả
Nhận lời mời đi makeup, tôi mừng lắm. Đến nhà cô dâu là 4h sáng, tôi đã mệt thì lại càng sốc khi chạm mặt chú rể. 7 năm trước, tôi yêu Khang, một anh chàng làm nghề xây dựng….
Hí hửng mua được cặp vé xem ca nhạc, tôi kiền báo tin cho chồng biết để chuẩn bị, ngờ đâu anh lại giáng cho tôi một đòn đau điếng
Tôi hối hận khi khoe cặp vé quá sớm cho chồng biết. Ngày chưa lấy chồng, tôi thường đi xem phim hay những đêm biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ. Nhưng từ sau khi lập gia đình rồi…
Sáng đưa con đi học nên bị muộn làm, tôi bị phạt 5 triệu đồng do vượt đèn đỏ, chồng liền khoá xe máy nói: Mai cô tự bắt xe ôm đi cho đỡ tốn
Ngay khi biết vợ bị phạt 5 triệu đồng vì trót vượt đèn đỏ, chồng không chia sẻ câu nào mà khóa luôn xe máy, yêu cầu tôi bắt xe ôm đi làm. Vợ chồng tôi kết hôn được 6…
End of content
No more pages to load