Vì sao đường sắt tốc độ cao không kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau?
Đường sắt tốc độ cao chi phí lớn, phù hợp nhu cầu đi lại ở cự ly dài và theo quy hoạch đã có sự kết nối với đường sắt liên vùng tới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cà Mau.
Theo tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam gửi Quốc hội, tuyến đường đi qua 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP HCM với chiều dài 1.541 km, có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.
Lý giải phương án hướng tuyến qua 20 tỉnh thành, đại diện liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH cho biết đường sắt tốc độ cao là loại hình giao thông vận tải khối lượng lớn, thiết kế tốc độ cao và chi phí lớn. Việc xây dựng tuyến phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật và quy hoạch.
Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu
Quy hoạch mạng lưới đường sắt được Thủ tướng phê duyệt năm 2021 xác định tuyến đường chạy từ Lạng Sơn tới Cần Thơ, loại hình phù hợp với nhu cầu của hành khách và vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, đoạn Lạng Sơn – Hà Nội (đã có) và TP HCM – Cần Thơ sẽ là đường sắt cấp 1, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, đường đôi. Đoạn Hà Nội – TP HCM là đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia.
Quy hoạch đường sắt đồng bộ với quy hoạch đường bộ, hàng không, đường thủy, hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, phát huy thế mạnh mỗi loại hình. Phía Nam có hệ thống sông, kênh, rạch phát triển nên vận tải thủy sẽ có lợi thế hơn so với đường sắt. Khu vực này đang triển khai cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam, sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Dự kiến hướng tuyến và 23 ga hành khách của đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Đồ họa: Đăng Hiếu
Theo đại diện Liên danh tư vấn, tuyến đường sắt tốc độ cao sở dĩ không kéo dài đến vùng đông bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh do được thiết kế có tốc độ khai thác lớn, từ 250 km/h trở lên, phù hợp với nhu cầu đi lại ở cự ly dài. Người dân Hải Phòng và Quảng Ninh có nhu cầu đi lại với Thủ đô rất lớn, song cự ly chỉ dưới 200 km. Với quãng đường này, đường bộ, đường sắt liên vùng và đường sắt ngoại ô sẽ chiếm ưu thế hơn đường sắt tốc độ cao.
Quy hoạch đến năm 2030 ngành giao thông sẽ xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) và đến 2050 sẽ xây dựng tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Các tuyến liên vùng này sẽ kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tại Hà Nội hoặc Nam Định, phục vụ nhu cầu của người dân vùng đông bắc đi phía nam trên đường sắt tốc độ cao.
Trước một số ý kiến lo ngại vị trí các nhà ga tuyến đường sắt tốc độ cao xa trung tâm đô thị, gây khó khăn cho người dân di chuyển, đại diện Liên danh tư vấn cho biết các ga đường sắt tốc độ cao được ưu tiên chọn gần nhất trung tâm thành phố hiện hữu và có xem xét tới yếu tố phát triển không gian, đô thị mới để phát triển mô hình giao thông công cộng (TOD).
Tuy nhiên, một số ga được đặt theo quy hoạch phát triển thành phố mới, xa so với thành phố hiện hữu nên việc kết nối ga đường sắt tốc độ cao với trung tâm thành phố sẽ sử dụng các phương thức gồm đường bộ và đường sắt đô thị do địa phương xây dựng theo quy hoạch
Mạng lưới đường sắt Việt Nam đến năm 2050. Đồ họa: Việt Chung – Đoàn Loan
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt đến năm 2030, ngoài các tuyến quốc gia hiện nay, sẽ có thêm 9 tuyến mới với tổng chiều dài 2.362 km gồm: Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; vành đai phía Đông Hà Nội từ Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng; Hà Nội – Hải Phòng; Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ; tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu; tuyến TP HCM – Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng khoảng 174 km; TP HCM – Lộc Ninh; tuyến Thủ Thiêm – Long Thành.
Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050 gồm 25 tuyến, tổng chiều dài 6.354 km, trong đó có các tuyến mới như: Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hạ Long – Móng Cái; Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái; Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo (kết nối với Lào); TP HCM – Tây Ninh; đường kết nối Tây Nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đăk Lăk – Đăk Nông – Bình Phước (Chơn Thành); tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt phục vụ du lịch.
News
12 năm chung sống vợ chồng tôi vẫn hạnh phúc dù ngh:èo k:hó, nhưng chỉ 6 tháng đón mẹ lên ở cùng, cuộc h:ô:n nhân bỗng tan tành
Sau khi bệnh tình đã ổn định và được ra viện, điều đầu tiên vợ tôi làm đó là quyết tâm ly hôn. Quãng thời gian 12 năm không phải là ngắn, nó đủ dài để xây dựng một cuộc…
Nghe lén cuộc nói chuyện của bố chồng, tôi mất ngủ cả đêm vì cả đời sau này sẽ không thể quên được
Người mẹ nhận ra nhiều điều sau vụ việc này. * Dưới đây là tâm sự của một nữ phụ huynh Trung Quốc trên nền tảng Baijiahao nhận được nhiều quan tâm từ netizen. Tôi về nhà sau một ngày…
Gần Tết, tôi muốn bán hàng online để kiếm thêm vì năm nay công ty không có thưởng tết, chồng ra sức phản đối vì sĩ diện
Tết đã cận kề. Những ngày này, trong lòng tôi càng trở nên nặng trĩu. Công việc kế toán ở một công ty tư nhân mang lại cho tôi thu nhập hơn chục triệu đồng. Chồng tôi làm trưởng phòng…
Bị p:h:ạt tới 22 triệu đồng nếu vừa đi vừa dùng xem Google Maps từ tháng 2/2025, tài xế công nghệ phải làm sao?
Cầm điện thoại điện thoại xem chỉ đường trên Google Maps khi lái xe. Ảnh: Khánh An Công ty Luật TNHH Youme trả lời: Theo Khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì…
6 trường hợp C-Ấ-M không được sang tên Sổ Đỏ, nhiều “cò đất” dựa vào kẽ hở để bán tống bán tháo, ai không biết rất dễ mắc bẫy
– Theo Luật đất đai có 6 trường hợp này không được sang tên sổ đỏ, ai cũng nên biết kẻo mất quyền lợi của mình. Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ – quyền sử dụng đất là tài sản…
Vụ doanh nhân lái Mẹc ngắt lá bẻ cành ặng bạn, bị nhắc nhở thì lôi d-a-o ra loè nhân viên môi trường: Mục đích là để tự vệ, chi tiết lời khai gây bất ngờ
Hiện Công an TP Nha Trang đã làm việc với những người liên quan và đang củng cố hồ sơ xử lý vụ người đàn ông. Mới đây, Công ty CP Môi trường Đô thị Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa)…
End of content
No more pages to load