Điểm giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình “một tiếng gà gáy cả 3 tỉnh đều nghe”. Các tỉnh này được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh, trong lịch sử từng nhiều lần sáp nhập rồi chia tách.
Tên gọi Hà Nam Ninh (tỉnh Hà Nam Ninh cũ) ngày nay chỉ còn một số cơ quan, đơn vị vẫn lưu giữ và hoạt động trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định như: Cục Hải quan Hà Nam Ninh; Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh; Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nam Ninh…
Các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định ngày nay được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh trước kia. Các tỉnh này đều có chung điều đặc biệt là đã nhiều lần được chia tách, sáp nhập trong lịch sử Việt Nam.
Tỉnh Ninh Bình xuất hiện trên bản đồ Việt Nam vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), sau khi được đổi tên từ trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình. Trước đó, vào thế kỷ thứ X, Ninh Bình là kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt.
Năm 1890, phủ Lý Nhân đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Trước đó, phủ Lý Nhân dưới thời Nguyễn, do vua Minh Mạng thành lập, thuộc tỉnh Hà Nội.
Địa danh Nam Định xuất hiện năm 1822 khi đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Năm 1832, vua Minh Mệnh chia, đặt các tỉnh ở Bắc kỳ, trong đó có Nam Định. Từ thời điểm này, tỉnh Nam Định bao gồm phần đất như ngày nay.
Thời kỳ Pháp thuộc, các tỉnh Ninh Bình, Hà Ham, Nam Định thuộc Bắc Kỳ, do toàn quyền Đông Dương cai quản. Sau ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các tỉnh này thuộc miền Bắc của Việt Nam.
Năm 1965, nước ta đối mặt với cuộc ném bom phá hoại trên miền Bắc của Đế quốc Mỹ. Để tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà nước ta đã hợp nhất một số tỉnh.
Thời điểm này, tỉnh Nam Hà được thành lập theo Quyết định số 103-TVQH ngày 21/4/1965 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bao gồm sáp nhập 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định.
Ngày 27/12/1971, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (khóa IV, kỳ họp thứ hai) tiếp tục quyết định thành lập một số tỉnh mới, trong đó tỉnh Nam Hà được hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Khu du lịch Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Ảnh: Tam Chuc Complex).
Tỉnh Hà Nam Ninh bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh Hà Nam (852,2km²), Nam Định (1.676km²) và Ninh Bình (1.390km²), là tỉnh ven biển thuộc vùng nam Đồng bằng sông Hồng, nằm ở cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội.
Thời điểm được thành lập, tỉnh Hà Nam Ninh có một thành phố là Nam Định, 3 thị xã là Hà Nam, Ninh Bình, Tam Điệp và 16 huyện, gồm: Bình Lục, Duy Tiên, Gia Viễn, Hải Hậu, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Bảng, Kim Sơn, Lý Nhân, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Tam Điệp, Thanh Liêm, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên.
Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở khi từng là vùng đất trấn Sơn Nam (xứ) xưa – một vùng đất lâu đời, giàu truyền thống văn hóa ở phía Nam kinh thành Thăng Long, tương ứng với các vùng văn hóa đặc trưng như: xứ Kinh Bắc, xứ Đoài, xứ Đông, xứ Thanh, xứ Nghệ của Việt Nam xưa.
Đền Trần, ngôi đền linh thiêng thuộc tỉnh Nam Định (Ảnh: Đức Văn).
Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ.
Đến ngày 6/11/1996, Quốc hội tiếp tục chia tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định. Các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình tồn tại từ đó cho đến nay.
Đến nay, dù đã chia tách, ngăn cách nhau bởi các con sông nhưng các tỉnh này vẫn giữ nhiều nét văn hóa tương đồng, các di tích lịch sử có điểm chung như hệ thống di tích lịch sử thời Đinh – Tiền Lê và thời Trần. Ba tỉnh có chung nền ẩm thực, các loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng như hát chèo, hát chầu văn, hát xẩm.
Về kết nối giao thông, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình có sự kết nối chặt chẽ thông qua các tuyến đường huyết mạch như chung quốc lộ 38B, quốc lộ 21B, đường sắt Bắc – Nam và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đi qua.
Cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nổi 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình (Ảnh: Thái Bá).
Hiện nay, các các cây cầu đường bộ bắc qua các sông nối các tỉnh Hà Nam với Ninh Bình, Nam Định và Ninh Bình cũng như Nam Định và Hà Nam, được đầu tư xây dựng đồng bộ khiến giao thông thuận tiện, giúp liên kết vùng phát triển kinh tế của các địa phương trong các tỉnh.
Năm 2024 tỉnh Ninh Bình thu ngân sách đạt 21.000 tỷ đồng; tỉnh Hà Nam thu 17.000 tỷ đồng; tỉnh Nam Định thu hơn 14.000 tỷ đồng.
Hiện nay, nơi một tiếng gà gáy 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đều nghe thấy là điểm giáp ranh giữa các địa phương: xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) – xã Yên Phương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) – xã Gia Xuân (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).
Điểm giáp ranh giữa 3 địa phương này cách nhau bởi sông Đáy (Hà Nam – Ninh Bình, Ninh Bình – Nam Định) và sông Sắt (Hà Nam – Nam Định).
News
Nhưng mình không đồng ý vì giờ vàng lên 92 gần 93 rồi….
Hai vợ chồng mình đi xuất khẩu lao động ở Nhật 7 năm cũng chắt bóp lắm mới tiết kiệm được 1,5 tỷ. Đợt tháng 2/2024 có gửi về cho chị chồng nhờ chị mua vàng giúp( Vàng sjc- lúc…
Ca sĩ Phương Thanh được gọi tên nhiều nhất hôm nay
Bài đăng mới nhất của nữ ca sĩ Phương Thanh tiết lộ về giới tính thu hút được sự quan tâm lớn của CĐM. Mới đây, Phương Thanh đăng tải trên trang cá nhân bài viết công khai giới tính…
Đã tìm ra thông tin về ngôi nhà của Chu Thanh Huyền
Sau gần 3 năm hẹn hò kín đáo, cầu thủ Nguyễn Quang Hải và Chu Thanh Huyền đã tổ chức lễ dạm ngõ vào sáng nay (ngày 20/12). Nhân dịp này, những hình ảnh về nhà Chu Thanh Huyền cũng…
Quá bất ngờ với hình ảnh mới nhất của vợ Quang Hải
Cách đây không lâu, Chu Thanh Huyền cũng từng tung ảnh mặt mộc đầy mụn, vợ Quang Hải cho biết do mới sinh con nên cô gặp phải vấn đề về da. Đặc biệt, mới đây nhất Chu Thanh Huyền…
Thông tin trường hợp bắt buộc phải đổi biển số xe
Người dân có thể dễ dàng đổi bằng lái xe ô tô bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online. Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật. 1. Thủ…
Cập nhật hình ảnh của ca sĩ Thuỷ Tiên
Ca sĩ Thủy Tiên xuất hiện trong chiếc váy lụa hồng hai dây mảnh, khỏe đường cong với phần cổ xẻ sâu và lưng trần mũi nhọn. Tuy nhiên, điều chế chúng bàn hoa là việc Thủy Tiên phải như…
End of content
No more pages to load