Yêu thương để đến với nhau cùng đám cưới và tờ h;ôn thú là một quá trình dài nhưng với nhiều cặp vợ chồng, để ly hôn được, cũng không dễ dàng gì!
Tiếp xúc với chị tại phòng làm việc riêng yên tĩnh và kín đáo, nghe chị kể, tôi thật sự kinh hoàng và đau xót cho chị”, một đoạn văn bản được luật sư Đào Thị Bích Liên, Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự, Đoàn Luật sư TPHCM, ghi lại còn lưu trong điện thoại đã vài năm trước. Mới đây, luật sư Đào Thị Bích Liên đã gửi cho chúng tôi xem.
Người phụ nữ ấy tên Phạm Thị T. ngụ tại Quận 8, TPHCM. Chị T. ở nhà lo cơm nước, nội trợ, còn người chồng đi làm trong công ty. Trước khi tới văn phòng luật sư nhờ tư vấn một ngày, chị T. bị chồng bạo hành không thương tiếc.
Chỉ vì lý do là ngày hôm trước, chị không đi chợ nấu cơm vì nghĩ chồng đã ra ngoài ăn uống với đồng nghiệp trong công ty, con cái thì về ngoại chơi nên có một mình chị ở nhà ăn qua loa, không nấu cơm. Về đến nhà, thấy bếp núc lạnh tanh và sẵn có chút bia, rượu trong người, anh chồng đã đánh vợ dã man.
“Chị ấy bị chồng đập đầu vào tường, giật ngược tóc. Tệ hại hơn nữa, trước khi lên lầu thay quần áo, người chồng này còn cởi chiếc giày đang mang ở chân ném thẳng vào má vợ”, luật sư Đào Thị Bích Liên cho biết.
Sau nhiều tiếng đồng hồ nói chuyện, chia sẻ, luật sư được biết, đây không phải lần đầu người phụ nữ này bị người chồng đánh đập. Đã rất nhiều lần với trăm ngàn lý do “trời ơi đất hỡi” mà người chồng cho là lỗi của vợ nên đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với người đầu ấp tay kề. Thậm chí ngay trước mặt con cái, người chồng còn dùng những lời lẽ thô tục thoá mạ mẹ của chúng.
Bao nhiêu năm trời bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần nhưng chưa lần nào chị T. dám đưa sự việc ra chính quyền địa phương nhờ can thiệp. Gia đình hai bên biết chuyện cũng chỉ khuyên nhủ chị với một lý do duy nhất “vì con cái, ráng mà chịu đựng”.
Luật sư kể: “Bản thân chị T. dù lần này cũng cương quyết đi gặp luật sư để tư vấn nhưng cái vẻ đắn đo và chưa tự tin ở bản thân khiến tôi lo ngại cho chị. Chị không dám ly hôn vì lo sợ sau khi ly hôn sẽ bị cắt mọi khoản thu nhập. Điều quan trọng nhất cũng là 2 chữ “vì con”.
Người phụ nữ ấy sợ con cái sẽ khổ sau khi cha mẹ ly hôn. Sau khi nghe tôi tư vấn, đưa ra những phương án giải quyết sự việc, nhìn khuôn mặt với ánh mắt thất thần nhìn vào khoảng không của chị, tôi thấy thật đau lòng và cảm thương”.
Được sự tư vấn và hỗ trợ của luật sư, chị T. đã gửi đơn xin ly hôn. Lần đầu ra tòa lấy lời khai, người chồng muốn níu kéo, nói là vẫn còn yêu thương vợ, hứa sẽ sửa chữa thói hư tật xấu.
Sau khi nghe chồng ăn năn hối hận, chị T. cảm động và cũng muốn con cái có cha nên đã xuôi tai hoà giải. Tòa án đã đình chỉ vụ việc xin ly hôn của người vợ.
“Nhưng sau quyết định đình chỉ ấy, người chồng vẫn chứng nào tật nấy, còn đánh đập vợ tàn nhẫn hơn. Sau 1 năm, chị T. quyết tâm nộp đơn ra toà khởi kiện xin ly hôn và cung cấp chứng cứ bị chồng bạo hành đánh bầm mặt.
Lần này, tòa triệu tập lấy lời khai, ông chồng lại chối, không thừa nhận đánh vợ, nói vẫn yêu thương vợ. Và những lần sau đó ông chồng không đến tòa. Ông ấy nghĩ không đến thì chắc chắn tòa sẽ không cho ly hôn. Điều này gây khó khăn cho tòa và cho người vợ thời gian rất dài sau đó”, luật sư Đào Thị Bích Liên cho biết.
Ảnh minh họa
Diễn tiến tiếp theo, tòa án tiến hành đưa vụ việc ra xét xử. Phiên tòa lần 1 do người chồng vắng mặt không có lý do nên phải hoãn phiên tòa theo thủ tục tố tụng. Lần 2 mở phiên tòa, dù đã triệu tập hợp lệ nhưng người chồng tiếp tục vắng mặt. Cuối cùng, toà vẫn tiến hành xét xử và chấp nhận toàn bộ nội dung trong đơn khởi kiện xin ly hôn của chị T.
Phụ nữ, hãy mạnh mẽ và tự tin
Trong các vụ án ly hôn, nhiều luật sư cho biết, thân chủ của họ cứ lần lữa không muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân bất hạnh vì định kiến xã hội. Họ còn bị đối phương thao túng tâm lý nên cứ trong vòng luẩn quẩn bi kịch.
Số khác khi vượt qua được chính mình thì người chồng lại tìm cách cản trở, né tránh, chuyển chỗ ở liên tục.
Theo sự bao quát chưa đầy đủ của các luật sư, những người phụ nữ do bị lệ thuộc vào kinh tế và bị thao túng tâm lý, khiến họ không đủ mạnh mẽ. Sự độc lập, tự tin của một số phụ nữ đã bị mất đi từ lúc cưới chồng, không có sự quyết đoán, mọi quyết định trong gia đình phải hỏi ý kiến chồng.
Chính vì điều này lâu ngày đã tạo thói quen cho người chồng ức hiếp vợ, dễ xảy ra bạo hành về tinh thần, thể xác, tình dục, kinh tế.
Luật sư Đào Thị Bích Liên cho biết, gần đây, luật sư đã tiếp khoảng 4-5 trường hợp phụ nữ trẻ muốn ly hôn chồng. Những phụ nữ này đều làm ra tiền, có người cũng giỏi, có vị trí xã hội nhưng bị chồng bạo hành về tinh thần nhiều năm.
Chị Phạm Thị X. là một trong những người bị chồng bạo hành tinh thần. Chị X. kể rằng, ngay từ lúc mới cưới nhau về, chị đã không quyết đoán các công việc, mọi thứ đều hỏi ý kiến chồng, sợ chồng.
Thậm chí, muốn đưa con cái về chơi với ông bà ngoại ở quê, chị phải năn nỉ để được chồng đồng ý. Chị X. có công việc tốt nhưng lại sống bên cạnh chồng một cách khá hời hợt. Chồng mua nhà đất, kêu chị ra công chứng ký thì chị cũng chỉ biết ký, không biết chồng mua bao nhiêu căn nhà.
Biết sự sợ hãi trong tâm thức vợ như vậy nên mỗi ngày, người chồng càng lộng hành. Anh chồng thường xuyên bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục vợ. Mỗi lần không vừa ý với vợ là sẵn sàng xưng hô “mày – tao”.
“Người chồng ấy luôn nói câu “mày không bằng móng chân của tao”. Và khi chị X. phát hiện chồng có bồ, có con riêng, thay vì phải có những hành động thể hiện thái độ không chấp nhận thì chị ấy lại làm mọi cách để chồng quan tâm nhưng không ngờ, anh chồng nói trấn áp:
Mày già rồi, mày có biết không! Khi tôi tiếp xúc, thấy người vợ trông rất dễ thương và trẻ trung nhưng chỉ vì quá hiền và nhu nhược nên để chồng lấn lướt.
Tôi còn biết có người chồng đi tiểu vào ảnh cưới để bạo hành, khi dễ vợ, còn bắt vợ chịu đựng trong đau đớn khi quan hệ tình dục để phục tùng chồng đủ mọi tư thế”, luật sư Đào Thị Bích Liên kể chuyện.
Ly hôn là giải pháp tình thế cần và ngay cho các bi kịch gia đình như vậy. Để các thủ tục ly hôn được thuận lợi, người phụ nữ cần chuẩn bị các chứng cớ liên quan để gửi tới tòa án, hoặc các luật sư hỗ trợ.
Trên hết, phụ nữ cần tự trang bị các kiến thức về hôn nhân trước khi kết hôn. Khi hữu sự, hãy mạnh mẽ và tự tin để vượt qua những bi kịch gia đình.
News
Nhà trai thuê dàn loa công suất lớn, mời MC đọc tiền mừng cưới của từng vị khách tới chung vui
“Cậu Xuân mừng hai cháu 10 tờ 100 USD, cậu Tú mừng hai cháu 10 triệu, dì Lan mừng 10 triệu…”. Tất cả số tiền mừng cưới được một cụ trong họ đọc to trên loa truyền thanh, mặc bên…
Mời tình cũ dự đám cưới, đêm tân h:ôn chú rể mở phong bì thấy 503 nghìn tiền mừng
Chuyện mời người yêu cũ đến dự tiệc cưới luôn là vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi không ngớt trên mạng xã hội từ lâu. Chúc phúc thì ít mà “phá đám” thì nhiều là những trường hợp thường…
Mừng phong bì 200 nghìn, cả nhà 6 người đến ăn cỗ
Bố chồng em bảo, lệ làng ai cưới xưa nay cũng chỉ mừng cưới 200 nghìn, chỉ có em là không biết tính toán để lỗ nặng lại còn để họ hàng, làng xóm cười chê. Bố chồng em bảo,…
Nhà trai cố tình làm thiếu 10 mâm cỗ cưới, lý do khiến tôi nghẹn lời
Sau 2 năm tìm hiểu, tôi quyết định làm đám cưới với bạn trai. Đáng lẽ đây phải là ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng thay vào đó, tôi lại cảm thấy chán nản và thất vọng. Mọi chuyện…
Đám cưới lẽ ra là ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng với tôi, đó lại là kỷ niệm đầy chua chát chỉ vì chuyện l:ỗ tiền mừng
Đám cưới lẽ ra là ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng với tôi, đó lại là kỷ niệm đầy chua chát. Hôn lễ của chúng tôi diễn ra ở một khách sạn sang. Hai gia đình mời tổng cộng…
Chồng vì 50 triệu tiền tiết kiệm mà khiến mẹ tôi qua đời , đúng là “khác m:á:u t:anh l:ò:ng”
Cuốn sổ tiết kiệm đẩy vợ chồng tôi vào cảnh mâu thuẫn nặng nề. Chồng tôi làm việc ở công ty nước ngoài với mức lương 15 triệu/tháng. Tôi làm kế toán, mức lương 12 triệu/tháng. Với tổng số tiền…
End of content
No more pages to load