Hàng xóm tự ý trồng rau, cây ăn quả trên đất để không, giờ có nhu cầu lấy lại, người hàng xóm yêu cầu phải bồi thường tiền hoa màu, vậy việc này có đúng không?
Hàng xóm tự ý trồng hoa màu trên đất chưa xây dựng. Ảnh: Minh Hạnh
Mới đây trên một diễn đàn về nhà đất đã đăng tải thông tin “Đất để không, hàng xóm trồng cây, giờ tôi làm nhà yêu cầu họ dọn thì họ yêu cầu bồi thường 10 triệu đồng”, vậy có đúng không?
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) – cho biết, theo quy định của Bộ luật Dân sự, người sở hữu, sử dụng đất có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình.
Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của người dân, thế nên bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sở hữu, sử dụng hoặc thực hiện các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp đều là hành vi trái pháp luật.
Theo đó, chủ sử dụng đất có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
Thực tế, chủ đất không hề có văn bản, ý chí nào về việc cho thuê, mượn đất để canh tác, trồng rau màu, trồng cây trái. Do đó, về mặt khách quan, người dân tự ý trông cây cối, rau màu trên đất người khác là hành vi sai phạm, tự ý quản lý, sử dụng đất của người khác.
Trong trường hợp này, về mặt pháp lý người hàng xóm đã trồng rau, cây ăn quả… vào phần đất của bạn là bất hợp pháp nên bạn có quyền yêu cầu họ dỡ bỏ tài sản bị trồng trái phép và không phải bồi thường bất kỳ khoản chi phí nào. Hoặc tùy theo ý chí, theo thỏa thuận hai bên có tìm đến giải pháp thương lượng, hòa giải giảm bớt thiệt hại cho người trồng bằng việc cho họ chủ động thu hoạch rau màu, hoàn trả lại đất cho chủ đất trong một thời gian nhất định.
Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận về việc giải quyết số cây trồng nói trên hoặc giá trị bạn thanh toán lại cho người hàng xóm, bạn có thể yêu cầu ủy ban nhân dân xã, phường nơi bạn cư trú giải quyết hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu người hàng xóm trả lại hiện trạng đất ban đầu.
Trường hợp bạn tự ý chặt cây gây thiệt hại cho người khác sẽ bị coi là hành vi tự ý hủy hoại tài sản của người khác và có thể bị xử phạt. Vì thế, không nên tự ý cưỡng chế, thu hồi tài sản, dù đây là đất của bạn, bị người thứ ba lấn chiếm.
Quá trình giải quyết, cưỡng chế, thu hồi tài sản cần phải tuân thủ quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý, cho phép thực hiện.
News
Linh mỉm cười, một nụ cười nhạt. Cô đã chuẩn bị sẵn kế hoạch từ lâu, chỉ chờ ông Hùng đồng ý
Trong một ngôi nhà gỗ cũ kỹ nằm giữa vùng quê yên bình của miền Bắc Việt Nam, tiếng mưa rơi lộp độ trên mái ngói vang lên đều, hòa trộn với tiếng gió rít qua những lát của cửa…
Lúc ấy, Linh đứng dậy, định bước vào buồng, thì Lệ níu tay giữ lại
Nhà bà Hòa nằm lọt thỏm giữa cánh đồng lúa quê, mái ngói đỏ au, cột gỗ đã sạm màu theo năm tháng. Cả đời lam lũ, góa chồng từ năm ba mươi, bà Hòa tần tảo nuôi ba cô…
Tôi hạnh phúc không cầm được nước mắt rồi gật đầu về nhà với anh
Hiện tại, vợ chồng Phương Thanh sống cùng bố mẹ cô ở Đăk Lăk. Hoàng Huy là công nhân xây dựng, còn Phương Thanh hỗ trợ vừa làm lối tràn. Trần Thị Phương Thanh (SN 2003, quê Đăk Lăk) có…
Dù đau khổ, Hạnh vẫn cố gắng nhẫn nhịn, hy vọng một ngày mẹ chồng sẽ thay đổi
Bà Loan, một người mẹ chồng khắt khe, lớn lên trong một gia đình truyền thống vùng quê Bắc Bộ. Từ nhỏ, bà đã được dạy rằng con trai là rường cột của gia đình, là người nối dõi tông…
Sếp không cần đích thân làm chuyện này đâu
Triệu phú s/ố/c khi thấy cô bé bán rau có vết b/ớt giống hệt vợ cũ, bí m:;ật khiến anh r:;ơi lệ … Khang, một triệu phú 35 tuổi, sống trong căn biệt thự xa hoa giữa lòng thành phố….
Bất ngờ với kết quả bài toán gây tranh cãi
Bài toán với phép tính khá đơn giản nhưng lại bị cô giáo chấm sai. Ngay sau đó, người mẹ đã tìm gặp cô giáo để hỏi cho ra lẽ. Hiện nay, toán học bậc tiểu học được các thầy cô giáo…
End of content
No more pages to load