Từ 1/1/2025, người điều khiển ô tô để trẻ ngồi ghế trước hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em sẽ bị xử phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Nghị định 168 có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với hành vi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe (trừ loại ô tô chỉ có một hàng ghế) hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.
Nội dung này trước đó đã được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo đó, Khoản 3, Điều 10 quy định khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại ô tô chỉ có một hàng ghế. Người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp.
Đồng tình với quy định xử phạt này, anh Nguyễn Văn Hùng (Giảng Võ, Hà Nội) cho biết đây là quy định mới mà có thể chưa nhiều người chú ý. Bởi trên thực tế, trẻ em vẫn không được chú ý nhiều khi ngồi trên ô tô.
“Tôi quan sát, trên đường vẫn không khó phát hiện ra trẻ em được người lớn cho ngồi cạnh ghế lái. Nhiều người có lẽ vẫn nghĩ đi ô tô là an toàn mà chưa hiểu rõ vì sao lại bị cấm”, anh Hùng nói.
PGS.TS. Phạm Việt Cường, Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương (Đại học Y tế Công cộng) là một trong những chuyên gia từng đề xuất đưa quy định này vào dự thảo Luật Trật tự, giao thông đường bộ.
Do đó, ông hoàn toàn ủng hộ mức xử phạt mà nghị định đưa ra. Lý do bởi, những năm gần đây tỷ lệ người dân sở hữu ô tô gia tăng nhanh chóng, trong đó Hà Nội có tỷ lệ sở hữu xe con tăng 113.7%/năm.
Tuy nhiên, đáng lo ngại chỉ có 1,3% ô tô có sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ, trong đó ở Hà Nội có 2,5% xe trang bị, tại TPHCM có 1,1% xe sử dụng còn Đà Nẵng hoàn toàn “trắng”.
“Tình trạng trẻ em ngồi ghế trước khá phổ biến, trong đó 22,8% xe có trẻ em ngồi ghế trước một mình; 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn. Đây là thực trạng rất đáng báo động”, PGS.TS. Phạm Việt Cường thông tin.
Ông Cường cũng dẫn số liệu khảo sát được tiến hành từ tháng 1- 2/2022 tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng trên 14.924 xe con cá nhân cho thấy 7,4% số xe này có chở theo trẻ em dưới 10 tuổi.
Các vị trí ngồi của trẻ trên xe cũng rất khác nhau, trong đó 0,7% số xe có trẻ em để trẻ ngồi ghế trước cùng ghế với người lái xe; 19,2% ngồi ghế phụ trước cùng người lớn; 22,8% ngồi ghế phụ trước 1 mình; 37,0% ngồi ghế sau cùng người lớn; 19,0% ngồi ghế sau 1 mình và chỉ 1,3% trẻ em ngồi trong ghế ngồi chuyên dụng.
Trong gần 15.000 xe đã khảo sát, chỉ ghi nhận được 19 trường hợp trẻ em ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng, số xe này đều ở Hà Nội và TPHCM. Đây đều là những người từng công tác, học tập và làm việc tại nước ngoài.
Trong khi đó, theo báo cáo từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, năm 2023, có khoảng 2.100 trẻ em bị thương vong do tai nạn giao thông, chiếm 7,8% tổng số ca tai nạn trên cả nước.
Lý giải vì sao trẻ em không nên ngồi ghế trước, PGS.TS. Phạm Việt Cường cho rằng, đây là vị trí chịu nhiều lực tác động hơn khi xảy ra va chạm. Cụ thể, trẻ dễ văng ra ngoài xe trong các trường hợp không cài dây an toàn.
Ô tô hiện đại trang bị túi khí được thiết kế để bảo vệ người lớn trong trường hợp va chạm. Tuy nhiên, túi khí bung ra với tốc độ và lực cực mạnh (có thể lên đến gần 300km/h) để bảo vệ người lớn trong trường hợp va chạm, lực tác động mạnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ em, những người có thân hình nhỏ bé và yếu hơn.
Ngoài ra, túi khí bung ra ở ghế trước có thể va vào đầu hoặc cổ của trẻ, gây ra những thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Thứ hai, dây an toàn ở ghế trước không phù hợp cho trẻ nhỏ. Bởi, trẻ em thường có kích thước cơ thể không phù hợp với dây an toàn dành cho người lớn. Ở ghế trước, trẻ em được thắt dây an toàn dành cho người lớn có thể bị đẩy quá gần bảng điều khiển nơi túi khí bung ra. Điều này làm tăng nguy cơ túi khí va trực tiếp vào trẻ.
Do đó, các chuyên gia đánh giá cao việc bắt buộc phải trang bị thiết bị an toàn cho trẻ em.
PGS.TS Phạm Việt Cường, cũng nhấn mạnh, ghế sau là vị trí ngồi an toàn nhất cho trẻ em, giảm nguy cơ bị thương so với để trẻ ngồi ở vị trí cùng hàng ghế với người lái xe (vị trí nguy hiểm nhất trên ô tô).
Đặc biệt, nếu trẻ được sử dụng thiết bị an toàn trên ô tô, ông Cường cho biết có thể kéo giảm 400-500 vụ trẻ em bị chấn thương nghiêm trọng hoặc thiệt mạng do tai nạn giao thông mỗi năm tại Việt Nam.
News
Chu Thanh Huyền tuyên bố câu xanh rờn gọi nhiều người là c//ún
Phát ngôn gây sốc của Chu Thanh Huyền trước nghi vấn trốn thuế, thái độ và câu từ khiến cộng đồng mạng “sôi máu”. Chiều hôm nay 18/4, chia sẻ với VTC news, lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường…
Cả đêm hôm đó, bệnh viện như một tổ ong vỡ, bác sĩ từ chối làm việc, y tá thì liên tục gọi điện cho nhau cho đến khi nghe được tin
Bệnh viện Tâm An, một buổi sáng bình thường như bao ngày. Tiếng chổi quét sàn của bà Hiền, lao công già, vang lên đều đặn ở hành lang tầng ba. Bà Hiền đã làm việc ở đây hơn 20…
Bên trong căn nhà của đối tượng Bùi Đình Khánh tại Hạ Long ngay lúc này
Liên quan vụ một thượng úy hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh đang truy nã đặc biệt với đối tượng Bùi Đình Khánh (31 tuổi, trú tại tổ 6, khu 1, phường…
Bé Bắp qu/a đờ//i, số tiền từ thiện còn dư bao nhiêu?
Mới đây, chị Lê Thị Thu Hòa – mẹ bé Bắp thông báo bé đã ra đi mãi mãi vào 11h đêm ngày 17/4, sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư. Sáng 18/4, mẹ bé Bắp – chị Lê…
Tin buồn: B/é Bắp không qua khỏi
Mẹ Bắp chính thức thông báo bé Bắp đã không qua khỏi…Hành trình của con đến nay đã kết thúc, không còn đau đớn nữa.qua. Trước đó, hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư của bé Bắp (tên…
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chuyển đơn tố cá;;o Chu Thanh Huyền
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật của các trang mạng xã hội, cũng như người nổi tiếng quảng cáo các thực phẩm…
End of content
No more pages to load