Trong mắt bố tôi, việc chăm sóc và đảm nhận trách nhiệm trong gia đình luôn dành cho người đàn ông và đó chẳng ai khác ngoài anh cả của tôi.
Phải khi nhà có người ốm cần chăm sóc trong thời gian dài thì người ta mới nhận ra rằng có rất nhiều vấn đề phát sinh và khó có thể đưa ra được phương án xử lý đúng đắn nhất. Ngay kể cả những gia đình vô cùng hòa thuận còn có thể xáo trộn chứ đừng nói đến những nhà vốn dĩ đã tồn đọng quá nhiều vấn đề giữa các thành viên với nhau.
Nhà tôi có 4 anh chị em, anh cả và 3 chị em gái chúng tôi mà bố tôi vẫn thường giới thiệu với mọi người là “con trai tôi và 3 con vịt giời vứt đi“.
Bố tôi là điển hình cho rơi rớt tồn đọng của tư tưởng trọng nam khinh nữ, vốn dĩ nhà chẳng phải trâm anh thế phiệt gì nhưng lúc nào cũng đòi phải “nối dõi tông đường”. Đáng lẽ mà nhà tôi giàu có thì anh cả sướng thật, của nả kiểu gì cũng được bố mẹ cho, nhưng khổ nhà tôi làm gì có cái gì mà cho con cho cái. Thế là, mặc dù anh tôi chẳng nhận được quyền lợi gì nhưng vẫn phải gánh vác trách nhiệm đến còng cả lưng.
Trong mắt bố tôi, việc chăm sóc và đảm nhận trách nhiệm của gia đình luôn dành cho người đàn ông và đó chẳng ai khác ngoài anh cả của tôi.
Trong gia đình tôi, những ngày gần đây trở nên xáo trộn và căng thẳng khi bố tôi phải nhập viện vì biến chứng của bệnh tiểu đường, lý do là vì ông nhất quyết không nghe ai can ngăn, mỗi ngày đều đặn uống 2 quả dừa và 1 cốc nước mía, thế là đường huyết tăng cao ngất ngưởng. Khổ nỗi nhà thì đông con nhưng vẫn đến là đau đầu với chuyện sắp xếp người trông bố ở viện khi ông nhất quyết không cho ba đứa con gái đến bên cạnh mình mà chỉ muốn con trai duy nhất của mình đến chăm sóc.
Bố tôi nói rằng bố tôi không cần lũ đàn bà con gái đến chăm sóc, ông có cậu con trai để nương tựa tuổi già và ông cảm thấy “nhục nhã” với những người khác trong phòng bệnh khi toàn là con gái đến chăm. Chỉ lúc nào anh cả vào thì ông mới chịu hợp tác với bác sĩ, thậm chí đến mẹ tôi vào còn bị ông ném đồ đuổi về.
Anh cả nhà tôi thì nào có nhàn nhã gì cho cam. Anh là một người cha của ba đứa trẻ nhỏ và còn là một người chồng, vốn dĩ đã phải gồng mình lên để giữ vững công việc đến chăm sóc gia đình mình. Anh luôn cố gắng không để bất kỳ việc gì ảnh hưởng đến công việc của mình, vì anh biết đó là nguồn thu nhập chính mà anh dựa vào để nuôi sống gia đình. Vợ chồng anh cũng chẳng dư dả gì, giờ chỉ đúng nghĩa là đủ ăn đủ tiêu và anh cực kỳ vất vả mới kiếm đủ thu nhập để nuôi sống từng ấy cái miệng ăn.
Dẫu biết là sẽ ảnh hưởng đến con nhưng bố tôi không quan tâm, ông bắt anh tôi phải nghỉ việc vào chăm sóc mình vì đấy là trách nhiệm của anh.
Sự việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc của anh, mà còn tạo ra một khoảng cách, một bức tường ngăn cách giữa anh và vợ mình, vợ chồng anh cả bắt đầu có những mâu thuẫn và lục đục vì quá nhiều xáo trộn diễn ra. Anh liên tục không có nhà vì không đi làm thì cũng phải vào viện với bố, nghỉ phép liên tục ảnh hưởng đến thu nhập, thậm chí khi con ốm anh cũng không về đưa con đi khám được mà phải nhờ đến sự trợ giúp của mấy chị em gái.
Vợ anh, người đã hiểu và chia sẻ mọi khó khăn với anh, 2 anh chị đã nắm tay nhau qua biết bao nhiêu sóng gió. Ấy vậy mà giờ đây cũng cảm thấy quá tải khi phải đảm nhận mọi thứ một mình, từ việc chăm sóc các con cho đến việc lo lắng về tài chính gia đình khi thu nhập chung bị giảm đi không hề ít.
Chúng tôi, những đứa con gái trong nhà, dù bị bố hắt hủi và không được công nhận, nhưng đấy vẫn là bố mình mà, không lo lắng sao được! Chúng tôi sẵn sàng sắp xếp công việc để chăm sóc bố cũng là muốn san sẻ bớt gánh nặng cho anh cả. Thế nhưng ông không chấp nhận, ông cương quyết với quan điểm của mình, cứ hễ 3 chị em tôi tìm đến là ông lại đuổi thẳng cổ.
Anh trai tôi – người đã không nhận được gì từ cha mẹ ngoài sự kỳ vọng và áp lực, càng thêm mệt mỏi vì gánh vác trách nhiệm không thể từ chối khiến tâm trạng của anh trở nên nặng trĩu. Tôi thấy dường như anh mình đang gặp phải vấn đề tâm lý nặng nề và điều đó khiến tôi đau lòng. 3 chị em tôi nhìn thấy anh cả thật sự không ổn nhưng không biết phải làm sao khi bố tôi quá ngang bướng như vậy.
Gia đình chúng tôi không giàu có, không có của cải để dành, đành rằng bố cho anh được miếng đất hay căn nhà thì 3 chị em tôi cũng nhất quyết không tị nạnh gì đâu vì trách nhiệm tròng vào cổ anh cả quá lớn rồi, nhưng mà anh tôi vẫn phải lo cơm áo gạo tiền chứ đâu có được ngồi mát ăn bát vàng, rảnh rang để chỉ cần bận tâm mỗi việc chăm người ốm?
Tôi có vài lần nói chuyện với mẹ vì cứ tiếp diễn như thế này tôi sợ anh cả gục ngã mất, dù có mạnh mẽ đến đâu cũng chẳng hề dễ dàng chút nào, một vai gánh bố gánh mẹ, 1 vai gánh vợ gánh con nhưng đến mẹ cũng lắc đầu bất lực chẳng biết phải làm sao.
News
Từ hôm nay, đi bộ trên đường sử dụng điện thoại cũng sẽ bị phạt nặng
Từ năm 2025 những quy định liên quan tới trật tự giao thông được quy định chặt chẽ đi cùng hình phạt nghiêm khắc nên người dân cần chú ý. Các hành vi bị cấm Từ ngày 1/1/2025 Luật Trật…
Từ tháng 2/2025, đã mua bảo hiểm xe máy mà không làm việc này vẫn sẽ bị CSGT xử phạt như thường
Ngay cả khi đã mua bảo hiểm xe máy mà vi phạm những điểm dưới đây thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định. Quy định về bảo hiểm xe máy Từ ngày 1/1/2025 Luật Trật tự an toàn…
Con dâu dọn dẹp trong bếp thì phát hiện b:í mậ;;t của bố chồng
EQ 1000 điểm rơi vào tình huống này cũng tái mặt “Đầu năm nhưng tôi đã gặp một drama khó xử với bố chồng”, câu mở đầu của Viên Hân trong bài viết trên MXH Weibo thu hút cả ngàn…
Mẹ chồng tỏ thái độ khi con dâu tương lai biếu quà Tết 100 triệu
Cả ngày chị nghe điện thoại và làm gì đó trên máy tính. Không hiểu chị công to việc lớn gì mà mấy ngày Tết lại bận rộn đến thế nên tôi rất tò mò. Cùng là anh em ruột…
Chồng dụ vợ bỏ 3 tỷ xây nhà cho bố mẹ chồng, đầu năm mới tôi nhận được tin bất ngờ
Dù mọi người ngăn cản nhưng tôi vẫn nghe theo con tim mách bảo, cứ đối xử tốt với nhà chồng thì ắt sẽ được trái ngọt. Ngay sau đó, tôi và chồng triển khai xây nhà và tháng vừa…
Dàn Táo quân năm sau sẽ thiếu đi nhân vật nào?
Táo Quân vẫn là chương trình thu hút nhiều sự quan tâm nhất ở Giao thừa mỗi năm. Đến hẹn lại lên, Gặp Nhau Cuối Năm – Táo Quân 2025 lên sóng và phục vụ những giây phút giải trí cuối năm cho…
End of content
No more pages to load