Lương chồng làm chồng giữ và mình không biết tổng số lương của chồng là bao nhiêu. Còn lương của mình trong khoảng 6 triệu, dùng chi tiêu cá nhân, mua chút đồ cho con, ăn uống chung cho gia đình.
Chồng luôn bảo mình tiêu hoang, không tiết kiệm. Bắt đóng góp chung. Lễ, cuối tuần thì đưa bên nội đi ăn uống, đi chơi.
Còn bên ngoại, mẹ mình hiểu hoàn cảnh của mình nên không bao giờ đòi hỏi một thứ gì cả.
Chồng mình luôn dùng những lời lẽ để nặng nề bảo mình là người vô ơn.
Vào tối này lại tiếp bài ca mình tiêu xài hoang phí, bắt mình đóng góp tiền xăng xe.
Suốt 3 năm kết hôn, tôi chưa từng được chồng đưa cho tiền lương. Anh còn đổ trách nhiệm làm việc nhà lên đầu tôi, cho rằng đó là việc của đàn bà.
Ba năm hôn nhân, chồng dù không can dự chuyện riêng tư, các mối quan hệ của tôi nhưng lại rõ ràng quan điểm sẽ không đưa tiền lương cho vợ. Anh nhận đóng tiền điện, nước còn mọi khoản chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình tôi phải lo liệu.
Khi có con, anh lo thêm tiền học chính của con, còn tiền sữa, bỉm, tiền học thêm, tôi phải gánh vác. Anh phân chia rõ ràng như vậy vì muốn mọi chuyện công bằng. Tiền biếu bố mẹ anh, anh lo và ngược lại. Ai kiếm được nhiều hơn thì người ấy giữ.
Lúc gia đình có công to việc lớn thì vợ chồng bàn bạc với nhau. Anh cũng tính toán qua rằng số tiền hai bên bỏ ra gần ngang nhau.
Chỉ có điều, thu nhập của tôi không cao bằng anh. Có những tháng, công việc không như ý, tôi không kiếm được nhiều tiền nhưng anh vẫn nhất nhất chỉ lo từng đó. Tôi cần thêm tiền thì phải vay anh và phải trả đúng hẹn.
Cách đây 1 năm, công ty của tôi làm ăn không được, tôi phải bán hàng online thêm để lo các khoản chi tiêu. Tôi xoay xở rất nhiều để đảm bảo cuộc sống không thiếu thốn nhưng sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần ngày càng chồng chất.
Mỗi ngày, tôi lăn lộn từ sáng sớm đến tối muộn. Tôi phải dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, đưa con đi học, rồi chạy đi làm. Tan làm, tôi tất bật đón con, mua đồ ăn, về nhà nấu nướng. Về đến nhà, tôi tiếp tục lo cơm nước, tắm giặt cho con.
Trong khi đó, chồng đi làm về chỉ việc ngồi vào bàn ăn cơm, rồi xem tivi hay lướt điện thoại.
Khi tôi ý kiến thì anh nói, tôi lấy anh về đã có nhà ở sẵn nên đừng so sánh thiệt hơn, tị nạnh với anh, hãy so sánh với những người không có nhà, phải đi thuê trọ. Anh cho rằng việc nhà là việc của đàn bà, không phải việc đàn ông nên làm.
Cảm giác bị bỏ mặc, không được sẻ chia dần dần ăn mòn lòng tin và tình yêu trong tôi. Nhiều lần, tôi muốn bùng nổ nhưng lại kìm nén vì nghĩ đến con, gia đình. Tôi tự thuyết phục mình rằng mọi việc sẽ ổn hơn, rằng chồng sẽ nhận ra và thay đổi.
Một buổi tối, sau khi đã quá mệt mỏi và kiệt sức, tôi nhắc anh rửa bát giúp. Như thường lệ, anh lặp lại câu nói cũ: “Đó không phải việc của đàn ông”.
Lần này, tôi không nhẫn nhịn nữa. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh và nói, giọng không còn giấu nổi sự bức xúc: “Vậy anh cho tôi biết, việc của đàn ông là gì? Là ngồi đó và để vợ mình kiệt sức vì gánh vác tất cả việc nhà một mình sao?
Anh tự cho mình giỏi nhưng việc khiến vợ sống sung sướng, thoải mái cũng không làm được thì anh giỏi nỗi gì? Anh nghĩ mình tài thì cũng phải so sánh với bạn bè của anh, xem họ có bao giờ để vợ con phải đi vay tiền của chồng không?
Khi nào anh làm được như vậy thì hãy nghĩ mình là đàn ông. Còn bây giờ, anh chẳng khác gì ‘đàn bà’ đâu”.
Câu nói của tôi có lẽ đã chạm vào lòng tự ái của chồng khiến anh câm nín. Có lẽ đây là lần đầu tiên anh phải đối diện với những lời nói mà trước giờ chưa từng nghĩ sẽ thốt ra từ vợ.
Suốt một tháng sau đó, thi thoảng tôi báo bận và nói anh về sớm đón con. Có hôm tôi đi chơi đến 21h mới về để anh ở nhà lo cho con ăn, con học. Cuối tuần tôi cũng đưa con đi tụ tập, mặc anh ở nhà thích ăn gì thì tự làm.
Nhiều buổi tối, tôi gọi đồ ăn sẵn về cho các con, không hợp khẩu vị nên anh phải đi nấu mì tôm. Quần áo anh bỏ trong nhà tắm, tôi không giặt. Anh phải tự bỏ vào máy giặt tự phơi vì hết đồ mặc.
Hôm đó, khi về nhà muộn, tôi thấy chồng bắt đầu thay đổi. Anh giục con đi tắm, lấy quần áo cho con thay. Anh cắm sẵn cơm, nhặt và rửa rau. Ăn xong, anh không rửa bát nhưng cũng biết dọn mâm. Anh nói sẽ sắm cho tôi chiếc máy rửa bát.
Tôi không biết cuộc sống sau này sẽ ra sao nhưng ít nhất, tôi đã dám nói ra điều tôi cố kìm nén lâu nay và cũng thấy được những dấu hiệu thay đổi nhỏ ở chồng.
Tôi không yêu cầu người đàn ông của tôi phải hoàn hảo, chỉ mong anh ấy là một người chồng biết san sẻ và có trách nhiệm với gia đình.
Có gia đình nào giống mình mà yên ổn không cho em xin ít kinh nghiệm sống với?
News
Cảnh tượng người mẹ đang nấu ăn bất ngờ quay vòng vòng rồi ng/ã xuống ngay trong bếp
Mới đây, đoạn clip ngắn ghi lại khoảnh khắc một người phụ nữ đang nấu ăn trong bếp thì bất ngờ có những biểu hiện bất thường, sau đó ngã quỵ xuống sàn, đang được lan truyền rộng rãi trên…
Chỉ vì mặc quần áo rác/h đi mua vàng mà bà lão bị cả tiệm vàng xưng xỉa không bán, đúng lúc này 1 người đàn ông xuất hiện
Trong một con phố sầm uất của thành phố, tiệm vàng Kim Bảo luôn tấp nập kẻ ra người vào. Hôm ấy, giữa không khí nhộn nhịp, một bà lão bước vào cửa hàng. Bà mặc bộ quần áo cũ…
Yến sào của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị réo tên
Liên quan đến vụ kẹo rau củ Kera, Hoa hậu Thùy Tiên đã bị tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác xác minh, điều tra. Trước khi vướng lùm xùm này, nàng hậu từng là một trong những…
Hoa Hậu Thùy Tiên có bị thu hồi tài sản không?
Liên quan đến vụ kẹo rau củ Kera, Hoa hậu Thùy Tiên đã bị tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác xác minh, điều tra. Trước khi vướng lùm xùm này, nàng hậu từng là một trong những…
Sự thật về việc vợ Quý Bình luôn ở chùa để trông tr/o c/ốt chồng
“Giá như mình sâu sắc, nhạy cảm hơn mình biết sớm hơn thì có lẽ mình đã cố gắng để có thêm nhiều hơn những kỷ niệm với anh”, Vân Trang trải lòng. Mới đây trên Facebook, diễn viên Vân…
Cơn mưa bão bất ngờ ập đến khiến cả Bình Dương ta;n ho/ang
Trận mưa bão bất ngờ ập đến vào chiều muộn hôm qua ngày 10/4 tại Bình Dương đã khiến hai người bị thương, một người tử vong. Nhiều nhà bật nóc, cây đổ rạp 2 bên đường, ngập lụt nhiều…
End of content
No more pages to load