Dịch bệnh bí ẩn với các triệu chứng giống với các bệnh về đường hô hấp tại Congo khiến nhiều người tử vong đã được xác nhận là bệnh sốt rét
Báo Tuổi trẻ đưa thông tin “Congo đã xác định được bệnh lạ khiến nhiều người tử vong” với nội dung:
Các nhân viên y tế tại Congo trong một đợt tiêm ngừa bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 10-2024 – Ảnh: AFP
Ngày 17-12, Bộ Y tế Congo xác nhận căn bệnh chưa xác định đang lưu hành tại vùng Panzi của nước này là một dạng sốt rét nghiêm trọng.
Chính quyền địa phương vừa qua cho biết căn bệnh trên trong tháng 11 đã khiến 143 người tại tỉnh Kwango thiệt mạng.
Phòng dịch lạ tại Congo, Hà Nội tăng cường kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài
“Bí ẩn cuối cùng đã được giải đáp. Đó là một dạng sốt rét nặng dưới dạng bệnh hô hấp và suy nhược do suy dinh dưỡng”, Hãng tin Reuters dẫn thông cáo từ Bộ Y tế Congo.
Thông cáo của bộ này cũng thống kê có 592 ca bệnh trên được báo cáo kể từ tháng 10-2024, với tỉ lệ tử vong là 6,2%.
Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã triển khai nhiều biện pháp thắt chặt kiểm tra tại sân bay để phòng ngừa dịch bệnh lạ ghi nhận tại Congo.
Dịch bệnh này gây lo ngại khi có các triệu chứng khá giống với các bệnh về đường hô hấp thông thường như sốt, đau đầu, mỏi cơ, ho và thiếu máu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải đưa chuyên gia đến Congo để tìm hiểu về dịch bệnh lạ, khi khu vực bùng phát dịch nằm cách xa thủ đô Kinshasa, với các cơ sở có năng lực xét nghiệm hạn chế.
Các chuyên gia y tế tin rằng do dịch bệnh bùng phát ở khu vực hẻo lánh, không đủ điều kiện xét nghiệm, truy vết nguồn bệnh đã khiến dịch bệnh này trở nên bí ẩn.
Báo Người Lao động đưa tin “TP HCM: Kích hoạt hệ thống giám sát cảnh báo sớm căn bệnh bí ẩn từ Congo” với nội dung:
Sở Y tế TP HCM vừa có thông tin liên quan đến một dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân đang bùng phát tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo).
Theo Sở Y tế, thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Châu Phi (CDC Châu Phi), tính đến ngày 12-12, tại đây, đã ghi nhận tổng cộng 527 ca mắc bệnh, trong đó có 32 trường hợp tử vong, tỉ lệ tử vong là 6%.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau cơ, với trẻ em (dưới 5 tuổi) chiếm tỉ lệ mắc và tử vong cao. Tất cả các trường hợp nặng đều có tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Khu vực dịch bệnh nằm ở vùng nông thôn xa xôi, cách xa Thủ đô Kinshasa, với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng và điều kiện y tế yếu kém. Khoảng 25,6 triệu người dân CHDC Congo đang sống trong cảnh thiếu lương thực, trong đó gần 4,5 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng và tử vong khi nhiễm bệnh.
WHO đánh giá mức độ nguy cơ tại khu vực xảy ra dịch là cao, nhưng ở cấp quốc gia là trung bình, vì đợt bùng phát hiện tại có tính chất cục bộ. Tại cấp độ khu vực và toàn cầu, WHO nhận định mức độ nguy cơ thấp, nhưng khuyến cáo cần giám sát tại biên giới với quốc gia láng giềng Angola.
Tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đang theo dõi sát tình hình dịch bệnh, phối hợp với WHO và các quốc gia liên quan để cập nhật thông tin và đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
Riêng tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), không có đường bay thẳng từ CHDC Congo, và các sân bay quốc tế của nước này không nằm trong khu vực dịch theo báo cáo của WHO. Thời gian di chuyển từ cảng Boma ở TP Kinshasa đến TP HCM mất khoảng 30-40 ngày, đủ để phát hiện các triệu chứng bệnh nếu có.
Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và chuẩn bị các phương án ứng phó. HCDC đã triển khai các biện pháp giám sát tại các cửa khẩu quốc tế, bao gồm cả Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng hải TP HCM, để kiểm soát nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.
Các kiểm dịch viên y tế giám sát hành khách nhập cảnh qua hệ thống đo thân nhiệt và quan sát biểu hiện bất thường về sức khỏe.
HCDC cũng sẽ kích hoạt hệ thống giám sát cảnh báo sớm tại các cơ sở y tế và cộng đồng để phát hiện và xử lý kịp thời khi có các trường hợp nghi ngờ. Đặc biệt, các mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng đã bao phủ khắp các quận, huyện TP HCM, sẵn sàng phản ứng nhanh khi có diễn biến dịch bệnh.
Để phòng ngừa dịch bệnh, người dân không nên đến các vùng có dịch nếu không cần thiết. Nếu đã đi qua các khu vực có dịch và có triệu chứng nghi ngờ, người dân cần đến ngay cơ sở y tế và cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình đi lại để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế lây nhiễm cho cộng đồng.
News
Chu Thanh Huyền tuyên bố câu xanh rờn gọi nhiều người là c//ún
Phát ngôn gây sốc của Chu Thanh Huyền trước nghi vấn trốn thuế, thái độ và câu từ khiến cộng đồng mạng “sôi máu”. Chiều hôm nay 18/4, chia sẻ với VTC news, lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường…
Cả đêm hôm đó, bệnh viện như một tổ ong vỡ, bác sĩ từ chối làm việc, y tá thì liên tục gọi điện cho nhau cho đến khi nghe được tin
Bệnh viện Tâm An, một buổi sáng bình thường như bao ngày. Tiếng chổi quét sàn của bà Hiền, lao công già, vang lên đều đặn ở hành lang tầng ba. Bà Hiền đã làm việc ở đây hơn 20…
Bên trong căn nhà của đối tượng Bùi Đình Khánh tại Hạ Long ngay lúc này
Liên quan vụ một thượng úy hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh đang truy nã đặc biệt với đối tượng Bùi Đình Khánh (31 tuổi, trú tại tổ 6, khu 1, phường…
Bé Bắp qu/a đờ//i, số tiền từ thiện còn dư bao nhiêu?
Mới đây, chị Lê Thị Thu Hòa – mẹ bé Bắp thông báo bé đã ra đi mãi mãi vào 11h đêm ngày 17/4, sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư. Sáng 18/4, mẹ bé Bắp – chị Lê…
Tin buồn: B/é Bắp không qua khỏi
Mẹ Bắp chính thức thông báo bé Bắp đã không qua khỏi…Hành trình của con đến nay đã kết thúc, không còn đau đớn nữa.qua. Trước đó, hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư của bé Bắp (tên…
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chuyển đơn tố cá;;o Chu Thanh Huyền
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật của các trang mạng xã hội, cũng như người nổi tiếng quảng cáo các thực phẩm…
End of content
No more pages to load