Bất ngờ về nhà không báo trước, tôi sững sờ khi thấy mâm cơm mà mấy bà cháu đang ăn.

Con dâu chọn giả tạo và xu nịnh để sống yên ổn với mẹ chồng

GĐXH – Dù không hề yêu mến mẹ chồng, nhưng trước mặt mọi người tôi cố gắng để diễn vai con dâu ngoan hiền.

Tôi kết hôn được 6 năm, cuộc sống những năm đầu đầy vất vả khi sống ở nhà chồng. Khi công việc ở nông thôn chỉ quanh quẩn mấy việc nặng nhọc mà vẫn không đủ ăn. Tôi và chồng bàn nhau đi làm ăn xa, những mong có tiền cải thiện đời sống, tích lũy vốn để sau này làm ăn.

Mới đầu hai vợ chồng đi làm công nhân trong một công ty, hàng ngày còn được gặp nhau, động viên nhau cố gắng. Sau đó tôi nhận thuê một kiot bán hàng trên phố huyện, từ lúc đó hai vợ chồng sống cách xa nhau 30km. Cuối tuần hai vợ chồng mới gặp nhau. Tôi phải chấp nhận bởi việc bán hàng có lợi nhuận, thu nhập gấp vài lần lương làm công ty.

Chồng tôi cũng đồng viên vợ rất nhiều, những lúc rảnh là anh ấy qua thăm vợ. Biết làm sao được, 2 đứa con còn nhỏ phải gửi mẹ chồng chăm sóc để hai vợ chồng đi làm ăn. Mỗi ngày gọi điện về cho con, thấy con nói nhớ mẹ mà tôi chảy nước mắt vì thương con. Tôi chỉ mong kiếm được một khoản tiền lớn, rồi về làm ăn gần nhà để bù đắp cho các con.

Hàng tháng tôi đều gửi đều đặn 15 triệu đồng cho mẹ chồng, gọi là tiền để mấy bà cháu sử dụng ăn uống, chi tiêu. Tiền gửi trẻ của hai con, tôi đóng thẳng cho nhà trường thông qua tài khoản ngân hàng. Vợ chồng tôi đi làm cũng mong gửi tiền về cho mấy bà con ăn uống tử tế, có tiền mua quần áo, giày dép mới. Mức tiền gửi này vợ chồng tôi cũng tính toán kỹ lưỡng để mẹ chồng chi tiêu thoải mái.

Hàng tháng gửi tiền cho mẹ chồng, con dâu bật khóc khi về nhà thấy mâm cơm mấy bà cháu đang ăn- Ảnh 2.

Con dâu bất bình vì mẹ chồng cho hai con của mình ăn uống đạm bạc. Ảnh minh họa

Số tiền kiếm được còn lại tôi chắt chiu không dám chi tiêu gì, để dành một khoản tích lũy theo tháng, sau này thành khoản lớn sẽ trở về quê. Mỗi khi gọi điện về, mẹ chồng đều nói là các cháu được ăn uống đầy đủ, tắm rửa sạch sẽ… Tôi cảm thấy như nhẹ lòng, bao vất vả tan biến.

Tôi rất yên tâm, tin tưởng mẹ chồng, nhưng trong lần bất ngờ trở về nhà mà không báo trước mới vỡ lẽ mọi chuyện. Tối hôm đó về nhà, đúng lúc mấy bà cháu ăn tối. Nhìn vào mâm cơm, tôi thấy lèo tèo vài miếng đậu chiên, bát canh rau luộc và mấy quả trứng luộc. Thấy bữa ăn đạm bạc, tôi bật khóc vì thương con, nhanh chóng chạy ra ngoài mua thêm đồ ăn.

Lúc đi ngủ, tôi trò chuyện với con thì được con hồn nhiên khen ngợi: “Mẹ mua đồ ăn ngon lắm ạ. Ở nhà với bà con không được ăn ngon, chỉ ăn những thứ như tối nay lúc mẹ về thấy thôi ạ“. Không chỉ ăn uống lèo tèo mấy món quen thuộc, mẹ chồng cũng ít quan tâm đến việc tắm rửa của các cháu. Bà để các cháu tự tắm, tụi nhỏ không được hướng dẫn tắm nên cứ dội nước qua loa rồi thay quần áo.

Cả đêm đó tôi buồn, thức trắng đêm vì thương con, tự trách bản thân mình không lo cho các con mà phải gửi mẹ chồng. Ngày hôm sau khi tôi hỏi mẹ chồng về chuyện ăn uống, bà trả lời lạnh lùng: “Mấy đứa nhỏ ăn hết mấy đâu mà bày vẽ món nọ món kia. Hồi xưa tôi nuôi bố tụi nhỏ còn chẳng có gì, thế mà vẫn lớn phổng phao, giờ có vợ có con rồi. Tiền các con gửi về mẹ chỉ dùng một ít cho chi phí, còn lại mẹ giữ lại coi như trả lương cho mẹ“.

Mẹ chồng còn than trách con dâu gửi ít tiền về vì bà nghe nói thu nhập của vợ chồng tôi nhiều hơn số tiền đã gửi về. Tôi cảm thấy rất buồn, chán nản trước việc làm của mẹ chồng. Nếu không vì mưu sinh, vợ chồng tôi đã không phải đi làm ăn xa như vậy. Cảm thấy không hài lòng với mẹ chồng, tôi có nên đón hai con đi sống cùng hay là cắt giảm tiền số tiền gửi về cho bà hàng tháng?