Có con trai hiểu chuyện, thương vợ con là đáng mừng nhưng mẹ chồng tôi lại cho rằng, anh nuông chiều vợ, sẽ có ngày bị tôi “trèo đầu cưỡi cổ”.
Mẹ chồng luôn phản đối việc con trai – tức là chồng tôi – chăm sóc và chiều chuộng vợ vì cho rằng như vậy là làm “hư” tôi. Chuyện phản đối này kéo dài suốt từ ngày chúng tôi kết hôn tới nay.
Ảnh minh họa: PX
Chồng tôi là người chu đáo, tâm lý và rất yêu thương vợ. Anh sẵn sàng làm việc nhà khi tôi mệt, đi chợ, nấu cơm, hay đôi khi chỉ là những hành động đơn giản như pha trà, chuẩn bị sẵn đồ ăn sáng cho tôi.
Những hành động đó làm tôi thấy rất hạnh phúc. Nhưng mẹ chồng lại có ý kiến. Một lần, khi tôi ốm, chồng ở nhà chăm sóc cả ngày. Mẹ chồng đến thăm, thấy con trai pha nước cho tôi uống, liền thở dài một tiếng.
Bà nói một câu làm tôi không thể không suy nghĩ: “Con trai của mẹ lớn rồi, chăm vợ là đúng nhưng chiều vợ quá là vợ trèo đầu cưỡi cổ đấy. Sau này vợ không coi ai ra gì đâu!”.
Ban đầu, tôi chỉ nghĩ là mẹ chồng lo lắng cho con trai nhưng khi chuyện này tiếp tục lặp lại, tôi nhận ra rằng bà thực sự không ưa chuyện chồng tôi chăm sóc tôi như vậy.
Bà cho rằng, nếu con trai làm quá nhiều điều cho vợ thì sau này vợ sẽ không biết “kính trên nhường dưới”, sẽ “trèo đầu cưỡi cổ” và không còn biết tôn trọng chồng hay gia đình chồng.
Bà không ngừng nhắc nhở tôi, thậm chí còn nói những câu bóng gió rằng tôi làm chồng “hư”. Bà luôn nhìn mọi hành động âu yếm, chăm sóc của anh với tôi bằng con mắt hoài nghi và chỉ trích.
Tôi cảm thấy buồn, tự hỏi mình rằng có thật sự là người như bà nói hay không? Liệu việc chồng yêu thương vợ, chăm sóc vợ có phải là điều không đúng hay là một dấu hiệu của việc tôi đang “lấn lướt” anh?
Anh chiều chuộng vợ, không phải vì yếu đuối hay “nhu nhược”, mà vì anh hiểu rằng tình yêu đích thực là sự chia sẻ, là chăm sóc lẫn nhau, là đối xử với nhau như những người bạn thực sự.
Tôi nghĩ rằng mẹ chồng nên nhìn nhận mọi chuyện theo một cách cởi mở hơn. Có được người con trai hiểu chuyện, thương vợ con là điều đáng mừng và tôi cũng hạnh phúc khi lấy được anh.
Hôm nọ, chồng báo tin mẹ lên chơi nhưng tôi không thể về sớm để lo cơm nước. Mãi hơn 20h, tôi mới về đến nhà.
Khi tôi bước vào, chồng đang lúi húi trong bếp. Mẹ chồng thấy tôi về liền nói giọng trách mắng: “Ngày nào con cũng đi làm về muộn như vậy à? Mẹ lên chơi mà con thấy phiền phức phải không?”.
Không khí gia đình chúng tôi sau hôm đó rất căng thẳng. Vợ chồng tôi cãi nhau một trận lớn. Lần hiếm hoi, tôi thấy anh bênh vực mẹ và yêu cầu tôi xin lỗi mẹ. Anh nói mẹ anh có quyền giữ quan điểm của mình.
Thực sự, trong lòng tôi đang rối ren, có chút ích kỷ, có chút giận hờn. Tôi biết bà giận, nhưng lần này tôi nghĩ mình không có gì phải xin lỗi cả. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Độc giả giấu tên
News
Em chồng vay tiền xây nhà nhưng lật mặt
Số tiền em chồng nợ chưa trả được thì gia đình tôi xảy ra chuyện buồn. Chồng tôi ngoại tình, về nhà anh quát tháo, mắng mỏ vợ con, suốt ngày đòi ly hôn để được sống với người tình….
Hàng chục tảng đá ở Quảng Nam đang l:ăn xuống làng
Sau động đất, nhiều tảng đá lớn lăn xuống, đe dọa ngôi làng Tu Hon, thôn 3, xã Trà Don, huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam. Ngày 1/12, ông Đinh Văn Vượng – Phó Chủ tịch UBND xã…
TPHCM: Thừa lao động tới mức nào?
Tại TPHCM, nhiều doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm người, trong khi lao động xếp hàng xin việc vẫn không được tuyển dụng là một thực tế đang diễn ra hiện nay tại TPHCM. Một trong những nguyên nhân là cơ…
Mức phạt không xi-nhan mới nhất có bị thu giữ giấy tờ không?
Không xi-nhan khi chuyển hướng là lỗi mà rất nhiều người lái xe gặp phải khi tham gia giao thông, vậy lỗi này sẽ bị xử phạt như thế nào? Hiểu đúng về đèn xi-nhan Trên các phương tiện giao…
Lại n;;ổ lớn tại Bắc Giang
Vụ nổ lớn khiến người đàn ông 38 tuổi tử vong, hiện trường còn la liệt mảnh vỡ, đồ vật hư hỏng. Hiện trường vụ nổ tại Bắc Giang – Ảnh: MXH Theo Công an tỉnh Bắc Giang, tối 2-12 tại…
Mỗi năm 1 vợ chồng chúng tôi phải cú;;ng 5 đám giỗ
Chồng tôi là con trai một, chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên. Mỗi năm, chúng tôi phải cúng 5 đám giỗ, hao tốn tiền của rất nhiều. Tôi biết tâm sự chuyện thờ cúng ông bà, tổ…
End of content
No more pages to load