Trong dự thảo Nghị định vừa trình Chính phủ, Bộ Công an đề xuất mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Theo Dân Trí ngày 18/12/2024 có bài viết: “Đề xuất thưởng tới 5 triệu đồng cho người cung cấp tin vi phạm giao thông”. Nội dung như sau:
Bộ Công an vừa trình Chính phủ ban hành dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp ngân sách Nhà nước.
Tại dự thảo lần này, Bộ Công an đề xuất xây dựng dự toán tương ứng với 85% số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT và 30% tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp ngân sách nhà nước cho Bộ Công an; 15% số tiền thu từ xử phạt vi phạm về TTATGT đường bộ của năm trước được lập dự toán cho UBND các tỉnh, thành.
Về nội dung chi, cơ quan soạn thảo nghị định đề xuất chi cho đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; thuê nhà, phương tiện; mua xăng dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác đảm bảo TTATGT; phục vụ điều tra giải quyết tai nạn giao thông; vận hành đường dây nóng; khen thưởng, ứng dụng công nghệ; bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ…
(Ảnh minh họa: C.A.).
Tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định, Bộ Côngg an đề xuất chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (một ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
Bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ công chức, viên chức và các lực lượng tại địa phương trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban ngày không quá 100.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 10 ca/tháng.
Đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
Tại dự thảo này, Bộ Công an cũng đề xuất mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về TTATGT của một vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Bộ Công an cũng lưu ý, việc thanh toán mức chi phí hỗ trợ người cung cấp thông tin như trên phải có đầy đủ chứng từ theo quy định, trường hợp cần thiết giữ bí mật danh tính người cung cấp thông tin.
Trước đó, theo VNExpress ngày 17/12/2024 cũng có bài viết với tiêu đề: “‘Bán’ thông tin về vi phạm giao thông có thể được trả đến 5 triệu đồng”. Nội dung cụ thể:
Bộ Công an đề xuất hỗ trợ người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm giao thông không quá 10% tổng số tiền phạt cho mỗi vụ việc và tối đa là 5 triệu đồng, từ năm 2025.
Thông tin được nêu trong dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp ngân sách Nhà nước do Bộ Công an vừa trình Chính phủ ban hành.
Theo Bộ Công an, tiền hỗ trợ người cấp tin vi phạm giao thông là mức chi “rất quan trọng” mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng. Tại Việt Nam, lực lượng cảnh sát giao thông sử dụng phần mềm để nhận thông tin của người dân làm căn cứ xử phạt. Nếu áp dụng chính sách này, mỗi người dân sẽ là một mắt xích hỗ trợ cảnh sát giao thông đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Bộ Công an cho biết thêm, việc thanh toán chi phí hỗ trợ “mua” tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định. Trường hợp cần giữ bí mật tên người cung cấp, việc thanh toán chi phí mua căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền, thủ quỹ, kế toán.
Cảnh sát giao thông tuần tra, xử lý người vi phạm ở Hà Nội. Ảnh: Gia Chính
Tại dự thảo nghị định này, Bộ Công an đề xuất xây dựng dự toán tương ứng với 85% số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, giao thông đường bộ và 30% tiền thu từ đấu giá biển số xe.
15% số tiền thu từ xử phạt vi phạm về trật tự, giao thông đường bộ của năm trước được lập dự toán cho UBND các tỉnh, thành. 15% này do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí.
Với 85% trích lại từ xử phạt vi phạm giao thông và 30% từ đấu giá biển số, Bộ Công an dự kiến chi cho mua sắm, nâng cấp phương tiện phục vụ bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; thuê nhà, phương tiện; mua xăng dầu; phục vụ điều tra giải quyết tai nạn giao thông; vận hành đường dây nóng; khen thưởng, ứng dụng công nghệ; bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ, sơ kết, tổng kết…
Trong đó, Bộ Công an đề xuất bồi dưỡng cho chiến sĩ trực tiếp tham gia giữ gìn an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca một tháng. Các lực lượng khác ở địa phương trực tiếp tham gia bảo đảm an toàn giao thông được bồi dưỡng không quá 100.000 đồng/người/ngày; với ca đêm được bồi dưỡng không quá 200.000 đồng/người/ca và tối đa 10 ca một tháng.
Với 15% trích lại, các địa phương dự kiến dùng để chi cho thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình người bị chết trong các vụ đặc biệt nghiêm trọng, nạn nhân bị thương nặng; khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; bồi dưỡng tiền làm ban đêm, thêm giờ cho các lực lượng bảo đảm an toàn giao thông; giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn, cứu hộ, cứu nạn…
Bộ Công an – đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định, cho biết từ năm 2022 trở về trước, Bộ Công an được bố trí kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về giao thông từ 70 đến 79%. Lần gần nhất là năm 2023, Bộ Công an được trích lại 79%. Năm 2024, Bộ Công an được giao dự toán 85% số tiền xử phạt giao thông.
Ngành công an cho rằng hiện nay chưa có văn bản “đầy đủ, rõ ràng, toàn diện” về việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe. Bởi thế đã gây nhiều khó khăn cho thực tiễn, trong khi Bộ Công an đang tập trung nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cảnh sát giao thông nhưng kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư lại rất hạn chế.
Hơn nữa, mức chi bồi dưỡng ca đêm cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông còn thấp, không phù hợp tình hình thực tế để bù đắp sức khỏe phục vụ lực lượng này.
News
Dàn Táo quân năm sau sẽ thiếu đi nhân vật nào?
Táo Quân vẫn là chương trình thu hút nhiều sự quan tâm nhất ở Giao thừa mỗi năm. Đến hẹn lại lên, Gặp Nhau Cuối Năm – Táo Quân 2025 lên sóng và phục vụ những giây phút giải trí cuối năm cho…
Điểm lại những câu nói chất đỉnh nóc tron Táo quân
Bắt trend đỉnh hay năm nay ‘khịa’ bằng 5 năm cộng lại… là những gì mà Táo quân 2025 để lại trong lòng khán giả. Đến hẹn lại lên, trước giao các Táo lại mang đến cho khán giả những…
Táo quân 2025 châm biếm quá sâu cay nhưng đây mới là một lời thoại chưa được cho lên sóng
Táo Quân 2025 đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả khắp MXH. Táo Quân 2025 hiện đang là chủ đề cực hot trên các nền tảng mạng xã hội Việt. Trái với sự lo ngại, tranh cãi của khán…
Triệu khán giả nu;;ối ti;;ếc vì 1 câu không được lên sóng trên TV
Táo Quân 2025 đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả khắp MXH. Táo Quân 2025 hiện đang là chủ đề cực hot trên các nền tảng mạng xã hội Việt. Trái với sự lo ngại, tranh cãi của khán…
30 năm nay anh rể chưa về quê ngoại, chúng tôi góp tiền chung tay làm một việc buộc anh phải về ăn Tết
Mấy hôm trước, anh trai gọi điện cho chị gái nói là năm nay sức khỏe mẹ yếu lắm, chẳng biết Tết năm tới có được ăn cùng với con cháu nữa không. Anh muốn năm nay cả gia đình…
Cảnh sát làm việc với ông bố để con trai 12t lái xe
Cục CSGT cho biết, trong quá trình xe cứu hộ cẩu kéo ô tô bị hỏng, ông L. cho con trai ngồi ở ghế lái và nói với cháu là sẽ quay video con mình điều khiển ô tô cho…
End of content
No more pages to load