Chị dâu mất chồng là thiệt thòi rất lớn của người phụ nữ, vì thế bố mẹ không bao giờ tạo áp lực cho chị. Ông bà thường hay dùng những lời lẽ khen ngợi và động viên để khích lệ chị ấy.

Những năm đầu hôn nhân, chị dâu sống trong nhung lụa. Hằng ngày chỉ việc ở nhà nội trợ và chăm sóc con, cuối tháng anh tôi đưa tiền về cho giữ. Lương anh tôi cao lắm, nhà cửa xe cộ có đủ cả nên cầm tiền của chồng trong tay, chị dâu chi tiêu cũng khá mạnh tay.

Trong tủ đồ của chị không thiếu mốt nào, mỗi lần chị đi ăn tiệc sẽ là bộ đồ mới. Những khi thiếu đồ, tôi chỉ cần đến xin chị ấy vài bộ cũng đủ dùng cả năm.

Thấy con trai làm quần quật, con dâu ở nhà chi tiêu hoang phí, bố mẹ tôi rất xót con nên đã vài lần góp ý về chuyện chi tiêu tiết kiệm của chị dâu. Nhưng anh tôi lại ra sức bênh vực vợ:

“Con làm ra tiền để vợ con xài, vợ đẹp chồng mát mặt, thế nên con luôn khuyến khích cô ấy chi tiêu theo ý thích, không phải tiết kiệm quá làm gì cho khổ”.

Được sự cổ vũ của chồng, chị dâu càng yêu anh tôi và đồng thời cũng chi tiền mạnh tay hơn.

Ngày anh tôi bị bệnh phải nhận viện thì trong nhà chẳng có đồng nào hết. Để có tiền chữa trị cho anh, những thứ quý giá trong nhà lần lượt được bán đi hết. Thậm chí, chị dâu còn phải vay tiền để chạy chữa cho chồng. Nhưng bệnh tình của anh quá nặng nên không qua khỏi.

Thấy con trai làm quần quật, con dâu ở nhà chi tiêu hoang phí, bố mẹ tôi rất xót con nên đã vài lần góp ý về chuyện chi tiêu tiết kiệm của chị dâu. (Ảnh minh họa)

Anh mất đi để lại cho chị 2 đứa con thơ nheo nhóc và khoản nợ 6 cây vàng. Nhìn cảnh gia đình chị dâu đói nghèo và nợ nần, mẹ tôi cũng muốn trả nợ giúp nhưng bố không đồng ý:

“Con dâu là người chi tiêu hoang phí, phải cho con bài học để con biết quý trọng đồng tiền. Tiền kiếm được dễ dàng thì con càng phóng túng. Mẹ con bà chỉ được dùng công sức giúp đỡ con dâu, tuyệt đối không được cho con đồng nào. Để con tự làm ra tiền trả nợ và tự hối lỗi về những đồng tiền đã phung phí trong quá khứ”.

Quyết định của bố rất sáng suốt nên mẹ con tôi không thể phản đối được. Sau khi anh tôi mất, 2 đứa cháu được gửi cho ông bà nội chăm sóc, còn chị dâu đi kiếm tiền.

Không thể tìm được công việc văn phòng theo bằng cấp đã học nên chị dâu buộc phải đi làm công nhân. Thu nhập mỗi tháng của chị chỉ đủ nuôi 3 mẹ con. Thương con cháu khó khăn, bố mẹ tôi vẫn âm thầm giúp đỡ.

Chẳng hạn ông bà thường mua quần áo, đóng các khoản tiền học và mua đồ dùng học tập cho bọn nhỏ.

Chị dâu mất chồng là thiệt thòi rất lớn của người phụ nữ, vì thế bố mẹ không bao giờ tạo áp lực cho chị. Ông bà thường hay dùng những lời lẽ khen ngợi và động viên để khích lệ chị ấy. Nhờ đó mà mối quan hệ của chị với bố mẹ chồng rất tốt.

Nhìn cảnh gia đình chị dâu đói nghèo và nợ nần, mẹ tôi cũng muốn trả nợ giúp nhưng bố không đồng ý. (Ảnh minh họa)

Ngày hôm kia, bố mẹ tôi tổ chức ăn Tất niên, sau khi mọi người ăn uống xong, chị dâu bất ngờ đưa ra xấp tiền và nói:

“Suốt mấy năm nay, bố mẹ tận tụy chăm sóc các cháu và quan tâm đến con, sang năm mới, con chẳng biếu báo đáp ông bà thế nào cho xứng với công lao đó. Năm nay, con được thưởng 12 triệu tiền Tết, bố mẹ hãy nhận lấy để 3 mẹ con con được vui lòng”.

Bố mẹ tôi rất hài lòng về việc làm ý nghĩa của chị dâu. Chị ghi nhận sự quan tâm của bố mẹ dành cho gia đình chị ấy. Sau đó bố nói:

“Bố mẹ tuổi đã cao, có thể qua đời bất kỳ lúc nào. Tài sản của bố mẹ để lại chỉ có ngôi nhà này là giá trị. Sau này, bố mẹ mất cả, ngôi nhà này sẽ thuộc về 3 mẹ con con dâu, con gái không được về đây tranh chấp.

Để chị em không xảy ra mâu thuẫn, sang năm mới, bố sẽ sang tên sổ đỏ cho con dâu đứng tên. Bố mong rằng, con dâu sẽ không phụ lòng tin của bố mẹ”.

Tôi cứ nghĩ chị dâu sẽ mừng rỡ nhận ngay, nào ngờ chị ấy bảo bố mẹ sang tên cho con trai chị đứng tên, chị hi vọng sau này con sẽ là người thờ phụng ông bà. Lời chị dâu nói càng làm bố mẹ tôi hài lòng và đồng ý ngay.