Phim ngắn “Mẹ lao công học yêu” vừa lên sóng đã bị chỉ trích ‘thảm hoạ’ vì tình tiết nhảm nhí, vô lý, đạo nhái phim Trung Quốc.
Mẹ lao công học yêu vừa lên sóng tập đầu hôm 19/12 đã nhận nhiều ý kiến trái chiều về kịch bản. Phim kể về người phụ nữ trung niên giàu có tên Mỹ Hằng (diễn viên Thùy Trang) đóng giả lao công để trải nghiệm cuộc sống của một nhân viên tạp vụ.
Nữ chính là phụ nữ trung niên giàu có đóng giả làm lao công. Ảnh: FBNV
Phim có chi tiết chủ tịch ngoài 20 tuổi nảy sinh tình cảm với nhân viên tạp vụ tên Mỹ Hằng này, bất chấp khoảng cách tuổi tác.
Nội dung phim bị chê quá nhảm nhí, vô lý, nhiều tình tiết làm lố để câu view. Lời thoại trong phim cũng thô thiển, diễn xuất nhiều diễn viên quá tệ. Bối cảnh phim sơ sài, dù các nhân vật toàn là tiểu thư, chủ tịch tập đoàn.
Thực chất Mẹ lao công học yêu có kịch bản tương tự một bộ phim ngắn đã gây tranh cãi dữ dội rồi bị gỡ tại Trung Quốc. Đặc biệt, người đảm nhận vai Mỹ Hằng lại là diễn viên quen mặt trên sóng truyền hình, Đặng Thùy Trang.
Do đó, nhiều khán giả bất ngờ, đặt câu hỏi tại sao một diễn viên chuyên nghiệp như Thùy Trang lại nhận lời tham gia bộ phim “thảm họa” này.
“Sao không học cách làm phim chuyên nghiệp, hiện đại của người ta mà làm mấy phim nhảm nhí như thế này”, “Sao nay Thùy Trang lại nhận đóng mấy phim này vậy trời”, “Thùy Trang là diễn viên có thực lực mà chọn kịch bản nhảm nhí ghê”, “Không thể tin có ngày Thùy Trang nhận kịch bản như thế này”, “Lời thoại đáng sợ, nội dung rẻ tiền, biến thái”, khán giả bức xúc.
Theo The Paper hồi cuối tháng 11, Cục Nghe nhìn Internet thuộc Cục Quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra lời nhắc nhở về việc quản lý, tiêu chuẩn sản xuất phim ngắn đang tràn lan trên các nền tảng chiếu phim của nước này.
Điển hình là thể loại “tổng tài bá đạo” với nhân vật nam chính là lãnh đạo công ty, tập đoàn lớn, đại diện cho nhóm người thành công, quyền lực, giàu có. Những nhân vật này thường được xây dựng thêm nội dung lãng mạn với những cô gái bình thường, làm việc tại tập đoàn của tổng tài kể trên.
Tới giữa tháng 12, gần 450 bộ phim có nội dung phản cảm đã biến mất tại Trung Quốc. Douyin (nền tảng TikTok của Trung Quốc) tuyên bố họ không khoan nhượng với nội dung của các bộ phim ngắn và kêu gọi cư dân mạng tích cực khiếu nại, báo cáo nếu thấy bất cứ video nào không phù hợp.
Ngoài Douyin, các nền tảng khác cũng đang siết chặt tình trạng sản xuất phim ngắn.
News
Dàn Táo quân năm sau sẽ thiếu đi nhân vật nào?
Táo Quân vẫn là chương trình thu hút nhiều sự quan tâm nhất ở Giao thừa mỗi năm. Đến hẹn lại lên, Gặp Nhau Cuối Năm – Táo Quân 2025 lên sóng và phục vụ những giây phút giải trí cuối năm cho…
Điểm lại những câu nói chất đỉnh nóc tron Táo quân
Bắt trend đỉnh hay năm nay ‘khịa’ bằng 5 năm cộng lại… là những gì mà Táo quân 2025 để lại trong lòng khán giả. Đến hẹn lại lên, trước giao các Táo lại mang đến cho khán giả những…
Táo quân 2025 châm biếm quá sâu cay nhưng đây mới là một lời thoại chưa được cho lên sóng
Táo Quân 2025 đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả khắp MXH. Táo Quân 2025 hiện đang là chủ đề cực hot trên các nền tảng mạng xã hội Việt. Trái với sự lo ngại, tranh cãi của khán…
Triệu khán giả nu;;ối ti;;ếc vì 1 câu không được lên sóng trên TV
Táo Quân 2025 đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả khắp MXH. Táo Quân 2025 hiện đang là chủ đề cực hot trên các nền tảng mạng xã hội Việt. Trái với sự lo ngại, tranh cãi của khán…
30 năm nay anh rể chưa về quê ngoại, chúng tôi góp tiền chung tay làm một việc buộc anh phải về ăn Tết
Mấy hôm trước, anh trai gọi điện cho chị gái nói là năm nay sức khỏe mẹ yếu lắm, chẳng biết Tết năm tới có được ăn cùng với con cháu nữa không. Anh muốn năm nay cả gia đình…
Cảnh sát làm việc với ông bố để con trai 12t lái xe
Cục CSGT cho biết, trong quá trình xe cứu hộ cẩu kéo ô tô bị hỏng, ông L. cho con trai ngồi ở ghế lái và nói với cháu là sẽ quay video con mình điều khiển ô tô cho…
End of content
No more pages to load