Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại là hành vi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao và đã bị pháp luật nghiêm cấm.
Một trường hợp lưu thông trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại. Ảnh: Minh Thư
Nhiều người có thói quen vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại di động. Đây là hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông và là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Vì vậy, pháp luật đã quy định cấm sử dụng điện thoại di động khi lái xe tham gia giao thông để đảm bảo tính an toàn.
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ mức phạt đối với hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại và các thiết bị âm thanh, trừ thiết thiết bị trợ thính.
Mức xử phạt khi vừa lái xe ô tô vừa sử dụng điện thoại
Điểm a, khoản 4, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường“.
Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Như vậy, đối với người điều khiển ô tô lái xe tham gia giao thông mà có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Cũng theo quy định của pháp luật, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt (điểm b, Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).
Căn cứ vào quy định này thì với hành vi vừa lái ô tô vừa sử dụng điện thoại thì người vi phạm sẽ bị phạt 2.500.000 đồng. Đối với mức phạt tối đa là 3.000.000 đồng chỉ áp dụng khi người vi phạm có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên.
Ví dụ: Tài xế A có hành vi vừa sử dụng điện thoại vừa lái xe khách gây nguy hiểm cho người tham giao thông và hành khách trên xe. Vậy nên, Công an đã ra quyết định xử phạt tài xế A tổng mức phạt tiền là 2.500.000 đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Mức xử phạt khi vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các phương tiện tương tự sẽ bị xử phạt từ 800.000-1.000.000 đồng. Đối với trường hợp điều khiển xe thô sơ, xe đạp, xe đạp điện mà sử dụng điện thoại khi lái xe thì sẽ bị phạt từ 80.000-100.000 đồng.
Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như người vừa lái xe ô tô vừa sử dụng điện thoại di động.
Trường hợp sử dụng điện thoại khi lái xe bị xử lý hình sự
Nếu người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi sử dụng điện thoại và gây tai nạn, trường hợp có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu sử dụng điện thoại khi lái xe và gây ra tai nạn nghiêm trọng như làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác… thì người vi phạm có thể bị truy tố tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại – tai nạn chực chờ
Qua quan sát thực tế, hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại di động phần lớn là thói quen ở giới trẻ, trong đó có nhiều tài xế công nghệ, người giao hàng… Thông thường, mọi người đều nghĩ va chạm và tai nạn sẽ không xảy ra với mình, thậm chí không nhận thức rõ được hiểm họa của hành vi này.
Nhiều người cho rằng, do công việc bận rộn nên vừa đi đường vừa nghe điện thoại giúp họ tiết kiệm được thời gian. Hoặc vì đặc thù công việc hay do nhu cầu cần tìm đường nên người tham gia giao thông mới sử dụng ứng dụng Google Maps có chức năng chỉ đường trên điện thoại di động khi lái xe.
Tuy nhiên, việc tập trung vào điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông sẽ khiến phản xạ và cảm nhận xung quanh của người lái xe giảm đi rất nhiều, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.
Thực tế đã có nhiều trường hợp vì mải sử dụng điện thoại để nói chuyện, nhắn tin khi lái xe đã kéo theo các lỗi như: qua đường thiếu quan sát, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, chuyển hướng nhưng không bật báo hiệu… dẫn đến không xử lý kịp thời tình huống bất ngờ, gây ra va chạm hoặc tai nạn giao thông.
Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại khi lái xe còn tiềm ẩn nguy cơ bị cướp giật tài sản, gây mất trật tự và an toàn khi tham gia giao thông.
Có thể thấy, trong xã hội phát triển như hiện nay, chiếc điện thoại thông minh là vật bất ly thân đối với nhiều người. Có nhiều lý do để biện minh cho hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại. Nhưng xét cho cùng, khi đang tham gia giao thông, không có cuộc gọi hay tin nhắn nào quan trọng hơn sức khoẻ, tính mạng của chính mình và những người chung quanh.
Do đó, pháp luật đã đưa ra chế tài xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất vẫn thuộc về ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Mỗi người khi tham gia giao thông cần dừng hẳn xe để nhận cuộc gọi hoặc khi có nhu cầu sử dụng điện thoại.
News
Vợ thuê giúp việc lớn tuổi tới chăm con, đi công tác về thấy mặt cô ấy mà tôi muốn đu;;ổi thẳng vì bà ấy chính là
Sau một thời gian dài công tác, tôi háo hức trở về nhà. Khi vừa bước vào, tôi đã thấy một bàn đầy món ngon. Nhưng khi nhìn thấy người giúp việc đang bế con, tôi bỗng thay đổi sắc…
NSƯT Việt Anh lạ lẫm với chiếc cằm “nhọn hoắt”
NSƯT Việt Anh còn úp mở chuyện vừa đón tin vui vào những ngày cuối năm 2024. Mới đây, NSƯT Việt Anh đã chia sẻ loạt khoảnh khắc đi du lịch ở Nhật Bản. Nam diễn viên còn úp mở…
Đời tư của chồng mới của Mai Ngọc kém nữ MC 2 tu;;ổi
Sau khi MC Mai Ngọc công khai thông tin đã đăng ký kết hôn, mọi thông tin về chồng cô được nhiều người quan tâm. Sáng 31/12, Mai Ngọc lần đầu giới thiệu chồng mới với công chúng. Cô đăng…
Bảo mẫu của Nhật Kim Anh học lấy bằng để chăm “bé rồng” sắp chào đời
Hiện tại, Nhật Kim Anh tận hưởng tháng cuối cùng của thai kỳ, chuẩn bị đón “rồng con” chào đời vào đầu tháng 1/2025. Những ngày qua, Nhật Kim Anh thường xuyên chia sẻ về cuộc sống bầu bì, cô…
Bắt đầu chi trả bồi thường vành đai 2 TP.HCM, ngày đầu trả gần 500 tỉ đồng
Ngày 31-12, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức (TP.HCM) triển khai chi trả bồi thường cho các hộ dân có nhà đất bị ảnh hưởng dự án vành đai 2 TP.HCM. Ông Mai Hữu Quyết –…
Bố dượng cho 500 triệu khi tôi lấy chồng, ngày lại mặt nghe bố mẹ nói chuyện tôi s;;ững người
3 ngày sau cưới, khi về nhà lại mặt, vừa đến cửa tôi đã nghe thấy tiếng cãi vã của bố mẹ ở trong nhà. Khi tôi 5 tuổi, bố đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông….
End of content
No more pages to load