Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua 3 tháng triển khai đã có biểu hiện “nhờn” luật, nên cần sử dụng công nghệ để trị bệnh này.
Theo ghi nhận và đánh giá từ cơ quan chức năng trên địa bàn cả nước, từ khi Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, giao thông đi vào nề nếp… Hình ảnh người dân xếp hàng chờ đèn tín hiệu giao thông, đi đúng làn đường tại các tuyến trọng điểm ngày càng phổ biến.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Văn phòng Luật sư Minh Bạch nhận định, Nghị định 168 nâng mức xử lý vi phạm hành chính đã tác động sâu sắc đến nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông
“Từ khi có Nghị định 168, khi tham gia giao thông, cá nhân tôi cảm nhận có sự chuyển biến cực kỳ rõ rệt. Tôi không còn bị khó chịu bởi những người vượt đèn đỏ, đây là một thói xấu rất phổ biến trước đây. Đặc biệt khi di chuyển trên đường vành đai 3 trên cao tình trạng người dân đi vào làn khẩn cấp, cũng giảm tới 80-90%”, Luật sư Tuấn Anh chia sẻ.
Mới đây, sau 3 tháng triển khai triển khai Nghị định 168, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về kết quả ban đầu. Theo đó trong quý đầu năm 2025, cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần 730.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. So với cùng kỳ, số vi phạm xử phạt giảm hơn 341.000 trường hợp ( giảm gần 32%). Một số vi phạm phổ biến trong 3 tháng qua là: vi phạm nồng độ cồn gần 150.000 trường hợp (giảm 130.340 trường hợp); vi phạm tốc độ gần 169.000 trường hợp (giảm hơn 35%); chở quá số người quy định 5.444 trường hợp (giảm 63%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông 9.131 trường hợp (giảm gần 37%)…
Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết, thời gian gầy đây xuất hiện một bộ phận nhỏ người tham gia giao thông có dấu hiệu không chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, mặc dù biết các chế tài xử phạt đã được tăng nặng theo Nghị định 168.

Sau 3 tháng triển khai Nghị định 168 bắt đầu xuất hiện tình trạng “nhờn luật” của một bộ phận nhỏ người tham gia giao thông ( Ảnh : VOV.VN)
Lý giải điều này, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng có nhiều nguyên nhân. Trước hết, để một văn bản quy phạm pháp luật từ khi ra đời đến thực thi và ăn sâu vào ý thức của mỗi người như một thói quen thì cần phải có thời gian. Nghị định 168 mới qua 3 tháng triển khai thì chưa thể hình thành một ý thức tuyệt đối được.
Nguyên nhân thứ hai là do việc thực thi pháp luật chưa đồng bộ, khiến người dân hình thành tâm lý đối phó. Trong thời gian đầu mới triển khai, luôn có những đợt phát động ra quân, cảnh sát giao thông có mặt ở khắp mọi nơi, người dân biết điều đó nên hạn chế vi phạm giao thông. Hoặc tại các nút giao thông trọng yếu, có lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ, có thể thấy phần đa người dân tuân thủ luật hơn hẳn. Nhưng khi vắng bóng cơ quan chức năng, tình trạng vượt đèn đỏ, đi sai làn, phóng nhanh vượt ẩu lại tái diễn ngay lập tức.
“Lực lượng cảnh sát giao thông mỏng, không thể nào có đủ quân số để đứng kiểm soát ở tất cả các ngã ba, ngã tư. Đặc biệt trong thời gian vừa qua việc thay đổi cơ chế, sắp xếp lại bộ máy, cảnh sát giao thông có thêm nhiều nhiệm vụ, công việc khác nữa cũng là một cái khó”.

Luật sư Trần Tuấn Anh (Ảnh NVCC)
Trước những khó khăn được nhận diện, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, để tiếp tục phát huy hiệu quả của Nghị định 168, kịp thời ngăn chặn hiện tượng “nhờn” luật của một bộ phận người dân, cần tăng cường giải pháp tuyên truyền qua các kênh truyền thông chính thống, tập trung nhiều hơn vào lớp trẻ.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của người dân, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo sự răn đe và giáo dục chung cho tất cả mọi người. Bởi thực tế việc tăng nặng mức xử phạt không nhằm mục đích tăng thu ngân sách mà hướng tới mục tiêu tạo sức răn để thay đổi nhận thức cho người dân.
Tận dụng và phát huy triệt để vai trò của công nghệ. Đó cũng là một giải pháp vô cùng quan trọng. Khi kết hợp với hệ thống camera giám sát, cùng với định danh biển số, có thể xác định ngay lập tức các phương tiện vi phạm, từ đó gửi thông báo vi phạm đến chủ xe, người vi phạm một cách chính xác, hiệu quả. “Một chế tài nghiêm cùng với hệ thống công nghệ được áp dụng triệt để, xác định vi phạm rõ ràng minh bạch sẽ hình thành nên ý thức chấp hành của người tham gia giao thông”, Luật sư Trần Tuấn Anh khuyến cáo./.
News
Chu Thanh Huyền tuyên bố câu xanh rờn gọi nhiều người là c//ún
Phát ngôn gây sốc của Chu Thanh Huyền trước nghi vấn trốn thuế, thái độ và câu từ khiến cộng đồng mạng “sôi máu”. Chiều hôm nay 18/4, chia sẻ với VTC news, lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường…
Cả đêm hôm đó, bệnh viện như một tổ ong vỡ, bác sĩ từ chối làm việc, y tá thì liên tục gọi điện cho nhau cho đến khi nghe được tin
Bệnh viện Tâm An, một buổi sáng bình thường như bao ngày. Tiếng chổi quét sàn của bà Hiền, lao công già, vang lên đều đặn ở hành lang tầng ba. Bà Hiền đã làm việc ở đây hơn 20…
Bên trong căn nhà của đối tượng Bùi Đình Khánh tại Hạ Long ngay lúc này
Liên quan vụ một thượng úy hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh đang truy nã đặc biệt với đối tượng Bùi Đình Khánh (31 tuổi, trú tại tổ 6, khu 1, phường…
Bé Bắp qu/a đờ//i, số tiền từ thiện còn dư bao nhiêu?
Mới đây, chị Lê Thị Thu Hòa – mẹ bé Bắp thông báo bé đã ra đi mãi mãi vào 11h đêm ngày 17/4, sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư. Sáng 18/4, mẹ bé Bắp – chị Lê…
Tin buồn: B/é Bắp không qua khỏi
Mẹ Bắp chính thức thông báo bé Bắp đã không qua khỏi…Hành trình của con đến nay đã kết thúc, không còn đau đớn nữa.qua. Trước đó, hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư của bé Bắp (tên…
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chuyển đơn tố cá;;o Chu Thanh Huyền
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật của các trang mạng xã hội, cũng như người nổi tiếng quảng cáo các thực phẩm…
End of content
No more pages to load