Nhiều bị hại của Phó Đức Nam có tư tưởng nghĩ đây là đầu tư được – thua nên khi trình báo sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc, do đó không trình báo.
Ngày 13/12/2024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Nữ nạn nhân trong vụ Phó Đức Nam lừa đảo 5.200 tỷ đồng: Mất sạch tài sản, không có nhà ở, sống rất khổ”. Nội dung cụ thể như sau:
Sau vụ Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips, 30 tuổi, quê Bà Rịa – Vũng Tàu) lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng khiến hàng nghìn người dân bị mất trắng tài sản, ngày 12/12, Công an quận Tân Phú (TPHCM) đã phát đi thông tin khuyến cáo người dân không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng.
Theo đó, công an khuyến cáo người dân không tin vào các lời mời đầu tư lợi nhuận cao vì đây là dấu hiệu rõ ràng của các vụ lừa đảo. Cụ thể, những đối tượng lừa đảo thường cam kết lợi nhuận “khủng” trong thời gian ngắn mà không có bất kỳ cơ sở nào chứng minh tính khả thi của các khoản đầu tư.
Với kinh nghiệm triệt phá nhiều đường đây lừa đảo trên không gian mạng, công an nhận định thủ đoạn thường bắt đầu giăng bẫy bằng những hình ảnh giàu có, hào nhoáng trên mạng xã hội, sau đó sẽ thực hiện hành vi lừa đảo như kêu gọi đầu tư vào những dự án ma, đầu tư tiền ảo, chứng khoán quốc tế với hứa hẹn, cam kết lợi nhuận cao, nhưng mục đích thật sự là để chiếm đoạt.
Đó cũng là chiêu thức đối tượng Phó Đức Nam đã sử dụng để lập kỷ lục về quy mô lừa đảo chứng khoán quốc tế, ngoại hối mà Công an TP Hà Nội mới triệt phá gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua.
Khoe cuộc sống xa hoa, giàu sang trên mạng xã hội chính là vũ khí của Phó Đức Nam khiến nhiều người chú ý, đặt niềm tin – Ảnh: FBNV
Chia sẻ trong một phóng sự của VTV, một thanh niên bị lừa đảo đầu tư cho biết chính sự xuất hiện hào nhoáng của một người nhiều tiền đã khiến anh ngưỡng mộ. Điều này tác động đến tâm lý khi Nam đưa ra những thông tin khiến nạn nhân không đủ tỉnh táo để có thể kiểm tra những thông tin đó xem đúng thực sự như Nam nói hay không.
Trong hàng nghìn nạn nhân của vụ lừa đảo trên không gian mạng đặc biệt lớn là nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh nợ nần, bế tắc.
“Trước mặt gia đình thì không dám để lộ ra là mình đang nợ tiền, sau lưng thì lúc nào cũng chỉ muốn khóc hoặc làm những điều dại dột, nên mình nghĩ giấu được bao giờ thì giấu”, một nữ nạn nhân bị lừa đầu tư chứng khoán quốc tế nức nở nói.
Một nữ nạn nhân khác thì đau xót cho biết đến lúc mất thì chị không còn nhà để ở, hiện đang phải đi ở nhà thuê, “gia đình thì không có, sống rất khổ”.
Công an liên hệ, nạn nhân vẫn không tin bị lừa
Theo Công an quận Cầu Giấy, số tài sản thu giữ hiện nay không dừng lại ở con số 5.200 tỷ đồng. Có người bị lừa số tiền lên đến 40 tỷ đồng. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh, thu hồi tài sản và làm rõ các đối tượng liên quan.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm và xác minh các bị hại trong vụ án, cơ quan điều tra còn gặp rất nhiều khó khăn do các bị hại nghĩ đây là những sàn chứng khoán được cấp phép, chính thống, việc bị mất tiền là do may rủi nên không hợp tác, trình báo, từ chối cung cấp thông tin của các đối tượng cho cơ quan điều tra.
“Ban đầu, số lượng rất nhỏ, dần dần về sau cứ lớn dần, đến khi người ta bị lừa muốn rút ra không được. Thậm chí có những người bị lừa mất cả nhà, mất tất cả tài sản nhưng vẫn không nghĩ là mình bị lừa, vẫn nghĩ do mình chơi chứng khoán bị thua”, Thượng tá Hoàng Ngọc Cương, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết.
“Dựa theo dữ liệu xác minh thu thập được trên hệ thống của các đối tượng lừa đảo, chúng tôi trực tiếp liên hệ với với một số bị hại để xác minh. Điều bất ngờ là họ lại tưởng chúng tôi là kẻ lừa đảo mạo danh và nói “thôi quay về làm người đi cháu ạ”, và không tin bản thân họ bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền” – Tiền Phong dẫn lời một cán bộ điều tra chia sẻ.
Đến khi vụ án được chia sẻ rộng rãi trên báo chí truyền thông, bắt đầu có nhiều người gọi điện đến cơ quan công an để trình báo. Đáng chú ý, có những ngày, cơ quan điều tra nhận đc gần 100 cuộc gọi của các nhà đầu tư bị lừa đảo. Nhiều người không dám trình báo vì sợ trình báo sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc.
Theo cơ quan công an, đối với các trường hợp bị lừa đảo thì cơ quan chức năng sẽ thu thập thông tin để làm căn cứ trả lại tiền cho bị hại.
Trước đó, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Công an tìm nạn nhân đường dây lừa đảo của Mr Pips và Mr Hunter”. Nội dung cụ thể như sau:
Đối tượng Nam tại cơ quan điều tra.
Liên quan đến vụ án lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng do Phó Đức Nam – Mr Pips và Lê Khắc Ngọ – Mr Hunter cầm đầu, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội yêu cầu những người liên quan đến hành vi phạm tội của các sàn giao dịch, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Công an TP Hà Nội cũng đề nghị những người là bị hại trong vụ lừa đảo trên các trang web, sàn giao dịch… trình báo với Phòng CSHS Công an các tỉnh, thành trên toàn quốc để được hướng dẫn giải quyết.
Trước đó, khoảng tháng 5/2024, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) phát hiện ổ nhóm lừa đảo trên không gian mạng trên.
Xe sang thu giữ trong đường dây lừa đảo.
Phó Đức Nam bàn bạc và giao cho Lê Khắc Ngọ thành lập 44 văn phòng (24 văn phòng ở Hà Nội) với 1.918 nhân viên quản lý vùng, quản lý văn phòng và sale. Các văn phòng này tập trung tại quận trung tâm như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân và 20 văn phòng ở TP HCM, Đà Nẵng, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan.
Các đối tượng lập các sàn giao dịch ngoại hối và chứng khoán giả mạo, có giao diện giống với sàn giao dịch uy tín trên thế giới như: gtmx, alpha trading, iqx, lodonnex, ibmex, iswiss, trust…
Do đây là các sàn giao dịch giả mạo nên các đối tượng có thể can thiệp vào hệ thống và luôn thắng nhà đầu tư. Đối với các lệnh có mệnh giá nhỏ sẽ cho nhà đầu tư thắng và rút được tiền về, rồi khuyến khích họ đầu tư lớn hơn để có lợi nhuận cao dẫn đến việc thua sạch tiền.
Số lượng lớn vàng thu giữ của các đối tượng liên quan.
Hiện cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố 31 bị can. Trong đó, 26 bị can bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 3 bị can về tội “Rửa tiền”; 1 bị can tội “Không tố giác tội phạm”; 1 bị can tội “Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Bước đầu xác định có 2.661 bị hại trên toàn quốc, đã tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 28 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra thu giữ tài sản ước tính 5.200 tỷ đồng. Trong đó, 316 tỷ đồng trong tài khoản; 9 tỷ đồng trái phiếu; 200 tỷ đồng sổ tiết kiệm; 69 tỷ đồng tiền mặt; 890 miếng vàng SJC; 246 kg vàng nguyên khối; 31 siêu xe; 7 mô tô hạng sang; 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng trị giá khoảng 300 tỷ đồng; 84 trang sức vàng, khảm kim cương; phong toả 125 bất động sản.
Qua vụ án trên, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) khuyến cáo, hoạt động đầu tư ngoại hối (Forex) là hình thức đầu tư tài chính mà các nhà đầu tư mua và bán các loại tiền tệ, nhà đầu tư kiếm lời dựa trên sự thay đổi giá trị của tỷ giá hối đoái (là tỷ giá được sử dụng để quy đổi giá trị của một đơn vị tiền tệ sang đơn vị tiền tệ khác khi thực hiện giao dịch ngoại tệ). Hoạt động đầu tư ngoại hối trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế trực tuyến hiện chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nhà đầu tư tham gia giao dịch, đầu tư vào các sàn giao dịch ngoại hối dưới 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đối với hình thức đầu tư trực tiếp: nhà đầu tư mở tài khoản trực tiếp trên website của sàn giao dịch và tự thực hiện hoạt động mua/bán chứng khoán quốc tế.
Đối với hình thức đầu tư gián tiếp: nhà đầu tư sẽ gửi lệnh mua/bán thông qua cá nhân hoặc tổ chức tự nhận là đại diện của sàn tại Việt Nam và cá nhân hoặc tổ chức này sẽ thay nhà đầu tư chuyển tiền, rút tiền và nhập lệnh lên sàn, thông báo lãi/lỗ, cũng như yêu cầu nhà đầu tư chuyển thêm tiền nếu tài khoản bị lỗ dẫn đến thiếu hụt tài sản ký quỹ.
Do các giao dịch chủ yếu diễn ra qua các phần mềm do công ty trung gian cung cấp, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân nên các đối tượng cấu kết với nhau để tạo lập, quản lý, điều hành các trang web có tên tiếng Anh giống với tên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế. Các trang web trên về bản chất đều đã được lập trình sẵn, gắn với tài khoản ngân hàng do các đối tượng quản lý.
Các đối tượng quản lý phân chia thành các bộ phận thực hiện các hoạt động độc lập, bổ trợ lẫn nhau để dụ dỗ người bị hại chuyển tiền tham gia đầu tư và chiếm đoạt tài sản.
Do vậy, người dân tuyệt đối không nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng để nạp tiền theo hướng dẫn của đối tượng và các trang web để đầu tư ngoại hối, chứng khoán quốc tế. Từ đó bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản.
News
Chương trình Táo Quân kiếm tiền “dễ như ăn kẹo”: Hé lộ số tiền phải trả cho 30 giây quảng cáo
Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình thông báo giá quảng cáo chính thức cho chương trình “Gặp nhau cuối năm – Táo Quân 2025”. Doanh nghiệp phải trả 300-600 triệu đồng cho 10-30 giây quảng cáo trong…
Á hậu Phương Nhi xuất hiện trước đám cưới: Đúng chuẩn con dâu nhà hào môn
Theo ghi nhận của chúng tôi, Á hậu Phương Nhi và gia đình đang gấp rút hoàn thiện phần trang trí để chuẩn bị chào đón nhà trai vào ngày mai. Chiều 14/1, cư dân mạng rần rần trước thông…
Chồng của Á hậu Phương Nhi là ai?
Theo ghi nhận của PV Tri Thức – Znews, hiện các đơn vị thi công, thiết kế gấp rút hoàn thiện các khâu cuối cùng cho lễ dạm ngõ của Á hậu Phương Nhi. Ngày 14/1, trên các nền tảng…
Cả nước xôn xao thông tin Á hậu Phương Nhi lên xe hoa?
Á hậu Phương Nhi khoe vẻ đẹp ngọt ngào khi diện những bộ váy cưới được thiết kế kỳ công của NTK Kim Anh Lê. Mới đây, MXH xôn xao trước thông tin Á hậu Phương Nhi sắp làm dâu hào…
Doanh nhân Đức Phạm toát mồ hôi khi nghe tên bạn trai Diệp Lâm Anh
Diệp Lâm Anh đang hạnh phúc sau 2 năm ly hôn. Báo Saostar ngày 14/1/2025 đưa thông tin với tiêu đề: “Danh tính bạn trai mới của Diệp Lâm Anh sau 2 năm ly hôn” cùng nội dung như sau:…
Được bảo mẫu chăm chút, bé Lavie càng lớn càng xinh
Ở tuổi 11, con gái Mai Phương sở hữu ngoại hình dễ thương, thừa hưởng nhiều nét đẹp từ bố mẹ. Mới đây, bảo mẫu của Lavie – con gái cố nghệ sĩ Mai Phương đã chia sẻ hình ảnh bé…
End of content
No more pages to load