Theo giải trình, tiếp thu ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, ngân sách nhà nước sẽ phát sinh hàng chục nghìn tỷ mỗi năm cho việc chi trả lương và phụ cấp ưu đãi nghề cho nhà giáo.
Báo Tiền Phong ngày 12/10 đưa thông tin với tiêu đề: “Tiền lương, phụ cấp cho nhà giáo dự tính tăng thêm hàng chục nghìn tỷ mỗi năm” cùng nội dung như sau:
Chi bồi dưỡng hằng năm mức cao nhất 198 tỷ đồng
Đại diện Chính phủ, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban đối với dự án Luật Nhà giáo .
Trong đó, cơ quan soạn thảo đã đưa ra những thông tin đầy đủ, toàn diện về việc giá tác động chính sách, dự kiến nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho việc thi hành luật sau khi được thông qua. Qua đó, với các chính sách dự kiến quy định tại Luật Nhà giáo, dự kiến làm phát sinh tăng một số ngân sách.
Dự thảo luật quy định nhà giáo ngoài công lập cũng được chi trả kinh phí bồi dưỡng giống với nhà giáo công lập. Quy định này sẽ làm phát sinh chi phí bồi dưỡng đối với nhà giáo ngoài công lập.
Trong đó chủ yếu là phát sinh ngân sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông ngoài công lập do giáo viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên sẽ được bồi dưỡng từ nguồn kinh phí của cơ sở giáo dục.
Theo quy định về bồi dưỡng thường xuyên hiện hành, mỗi năm học giáo viên phải tham gia bồi dưỡng 120 tiết thông qua hình thức tập trung, từ xa hoặc bán tập trung.
Cơ quan soạn thảo tính toán, nếu thực hiện bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tập trung thì ngân sách bồi dưỡng hàng năm tăng thêm khoảng 198,75 tỷ đồng.
Còn nếu thực hiện theo hình thức từ xa, ngân sách bồi dưỡng hàng năm tăng thêm khoảng 39,75 tỷ đồng; nếu thực hiện theo hình thức bán tập trung thì ngân sách bồi dưỡng hàng năm tăng thêm khoảng 99,375 tỷ đồng.
Về quy định về bảo lưu tiền lương và phụ cấp đối với trường hợp nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền điều động hoặc biệt phái, Chính phủ khẳng định, không làm phát sinh thêm chi phí tiền lương và phụ cấp. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nhà giáo dạy liên trường thì phát sinh chi phí đi lại giữa các cơ sở giáo dục.
Theo cơ quan soạn thảo, chi phí này đang dự kiến đưa vào quy định về phụ cấp lưu động hiện đang được quy định và thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức với mức 0,2.
Dự kiến việc dạy liên trường sẽ chủ yếu tập trung vào các môn học đặc thù hiện đang thiếu giáo viên như môn Nghệ thuật, Tiếng Anh, Tin học. Đồng thời, việc cử giáo viên dạy liên trường sẽ tập trung vào số thừa cục bộ.
Căn cứ số liệu chiết suất trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, Bộ GD&ĐT dự tính, chi phí phát sinh để chi trả phụ cấp lưu động đối với giáo viên dạy liên trường/năm học khoảng 49,9 tỷ đồng.
Tiền lương tăng thêm cho nhà giáo hơn 12 nghìn tỷ mỗi năm
Về chính sách tiền lương và phụ cấp ưu đãi nghề, ban soạn thảo cho biết, ngân sách nhà nước sẽ phát sinh cho việc chi trả lương và phụ cấp ưu đãi nghề cho nhà giáo.
Theo đề xuất phương án quy định chi tiết tại dự thảo Nghị định thì bảng lương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập có sự điều chỉnh để phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của công việc đối với nhà giáo ở các cấp học. Đồng thời phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (thăng thêm 5%).
Theo đó, chi phí phát sinh dự tính tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 1.068 tỷ đồng/tháng, tức là hàng năm ngân sách phải bổ sung 12.816 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo tính đến tháng 5/2024 của địa phương, số giáo viên tuyển dụng trong năm học 2023 – 2024 là 19.474 người. Trong đó, mầm non 5.592 người, tiểu học 7.737 người, THCS 4.609 người, THPT 1.536 người.
Cùng với đó, theo cơ quan soạn thảo, nếu bổ sung chính sách miễn học phí cho con giáo viên, giảng viên thì hàng năm ngân sách nhà nước phải cấp chi trả thêm 9.212,1 tỷ đồng. Đây cũng là mối quan tâm của đại biểu và dư luận xã hội trong những ngày qua.
Dự thảo luật này cũng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2, trước khi được trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 – khai mạc vào ngày 21/10 tới đây.
Trước đó, báo VnExpress ngày 12/10 cũng có bài đăng với thông tin: “Lương thực nhận của giáo viên cao nhất gần 30 triệu đồng/tháng”. Nội dung được báo đưa như sau:
Cụ thể, nhà giáo mầm non từ hạng III nhận gần 6,6-28,2 triệu đồng; từ tiểu học đến THPT, hạng III trở lên, lương thực nhận là 7,4-30 triệu đồng.
Riêng hơn 44.000 giáo viên hạng IV (tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp), chưa được chuyển hạng theo các quy định mới, nhận lương từ khoảng 5,9 đến 17,5 triệu đồng một tháng (tăng 1,35-4 triệu).
Một số địa phương còn có chính sách ưu đãi riêng, nổi bật là TP HCM áp dụng hệ số lương tăng thêm 1,8 lần với công chức, viên chức, gồm cả giáo viên. Một cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết nếu cộng cả khoản này, tiền lương cao nhất giáo viên có thể đạt được là 40 triệu đồng một tháng.
Các con số nói trên gồm lương cơ bản nhân hệ số, cộng các khoản phụ cấp.
Trong đó, ngạch giáo viên hiện gồm ba hạng theo mức giảm dần là I, II, III. Tương ứng từng hạng có 8-10 bậc lương (hệ số lương), thông thường mỗi ba năm công tác tăng một bậc.
Về phụ cấp, giáo viên nhận thêm một số khoản, tùy tính chất và địa bàn công tác, gồm: thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm thêm 1%), ưu đãi nghề (30-70%), phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, dạy người khuyết tật, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn…
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 1,05 triệu nhà giáo đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thầy Nguyễn Công (32 tuổi, THCS huyện Hoài Đức, Hà Nội) là giáo viên hạng III, bậc 3, hưởng hệ số lương 3.0. Tính thêm 5% phụ cấp thâm niên và 30% phụ cấp ưu đãi, thầy nhận gần 9,5 triệu đồng, tăng khoảng 1,5 triệu đồng. Vợ thầy là viên chức cũng được tăng tương tự, giúp gia đình chu toàn việc ăn học cho hai con.
“Mừng nhất là vẫn được tính phụ cấp thâm niên. Năm nay đủ 5 năm biên chế, tôi mới được nhận”, thầy Công phấn khởi nói. “Trước đó, tôi nghe tin sau cải cách tiền lương, khoản phụ cấp này sẽ không còn”.
Cô Đoàn Ngọc (27 tuổi, giáo viên tiểu học huyện Phù Ninh, Phú Thọ) lần đầu nhận thu nhập “đầu 6” dù vẫn là giáo viên hạng III, hệ số lương 2.34. Tiền lương mới sau khi trừ bảo hiểm khoảng 6,4 triệu đồng.
“Tuy còn thấp, tôi vui vì lương tăng”, cô Ngọc cho hay.
Ở bậc mầm non, cô Hà Thu (30 tuổi, huyện Ninh Giang, Hải Dương) có 8 năm trong nghề, nhận khoảng 8,4 triệu đồng sau khi trừ bảo hiểm. Khoản này đã gồm phụ cấp thâm niên, ưu đãi và phụ cấp chức vụ tổ trưởng, tăng khoảng 1,5 triệu đồng. Theo cô, mức lương mới là “khoản kha khá” với giáo viên nông thôn, giúp cô yên tâm làm việc.
Trả lời VnExpress hôm 11/10, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nói chính sách tiền lương mới đã góp phần cải thiện đời sống nhà giáo.
“Nhưng so với mong muốn và nhu cầu của nhà giáo thì vẫn còn khoảng cách”, ông nhận định.
Theo GS Nguyễn Lộc, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, lương giáo viên ở các quốc gia trên thế giới rất khác nhau. Mức này có thể thấp hơn GDP bình quân đầu người như ở Cộng hòa Slovakia, New Zealand…; xấp xỉ ở đa số quốc gia như Mỹ, Thụy Sĩ; hay cao hơn như Đức (khoảng 1,5 lần), Malaysia và Thái Lan (khoảng 1,2 lần).
Cá biệt, ở Hàn Quốc, Nhật Bản, lương giáo viên gần gấp đôi GDP bình quân đầu người, theo báo cáo năm 2020 của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Cách tính của OECD là lấy tiền lương cao nhất của giáo viên trong một năm chia cho GDP bình quân đầu người. Ở thời điểm đó, hệ số này của Việt Nam là 1,5.
“Hiện chưa có số liệu tổng quan về tiền lương giáo viên so với các ngành, nghề khác nên không thể nói là cao hay thấp. Tuy nhiên, dữ liệu của OECD có thể là một căn cứ để xem xét tăng lương”, ông đề xuất. Ngoài ra, chuyên gia cho rằng cần cân nhắc đến quỹ lương, có sự đối sánh với các nhóm, và quan trọng nhất là tính toán khối lượng công việc thực tế của giáo viên.
GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng việc tăng lương cơ sở “là điều đáng quý”. Tuy nhiên, cần tính đến bài toán thu nhập tổng thể để giáo viên đảm bảo cuộc sống.
“Điều này chắc chắn cần thêm nhiều giải pháp, bên cạnh tăng lương cơ sở”, ông nói.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, giáo viên mầm non, phổ thông mới vào nghề (hạng III, bậc 1) chỉ nhận 6,6 đến 7,4 triệu đồng một tháng, gồm phụ cấp. Mức này thấp hơn thu nhập trung bình của người lao động cả nước trong quý III năm nay (7,6 triệu đồng).
Theo ông Vũ Minh Đức, khoảng 61% trong số thầy cô bỏ việc ở độ tuổi dưới 35 – nhóm giáo viên trẻ, thường gặp áp lực nuôi sống bản thân, gia đình và phải học lên để trau dồi chuyên môn.
Ngoài ra, theo cô Thu, giáo viên mầm non ở Hải Dương, dù tiền lương tăng, song cách tính lương chưa công bằng. Cô nói mình và đồng nghiệp phải nhận trẻ từ 6h30, vừa chăm vừa dạy. Không chỉ soạn giáo án, các cô giáo mầm non còn tự làm đồ chơi, những vật dụng trực quan để dạy học, cùng nhiều việc không tên. Dù thời gian trả trẻ là 16h30, nhưng hầu như 18-19h mới được về nhà.
“Công việc của giáo viên mầm non được đánh giá đặc thù, vất vả. Vậy mà chúng tôi bị xếp một bảng lương riêng với các mức thấp hơn đồng nghiệp cùng hạng, ngạch ở cấp học khác”.
Hiện, hệ số lương khởi điểm của giáo viên mầm non (yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng) là 2.1, trong khi giáo viên phổ thông (yêu cầu bằng đại học trở lên) là 2.34.
Dự thảo Luật Nhà giáo, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, sẽ được thảo luận tại phiên họp tới của Quốc hội – khai mạc ngày 21/10. Ban soạn thảo cho biết dự Luật gồm 5 chính sách quan trọng: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.
Về chế độ đãi ngộ, dự thảo đề xuất chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Giáo viên mới được tuyển dụng được tăng một bậc lương so với bảng lương thông thường, tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non thêm 10%, tiểu học thêm 5%. Tổng ngân sách chi tăng thêm cho hai nhóm này là 12.800 tỷ đồng một năm.
Ngoài ra, ban soạn thảo đề xuất miễn học phí cho con giáo viên (cả con đẻ và con nuôi hợp pháp) từ mầm non đến đại học với dự chi ngân sách khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm; bố trí nhà ở công vụ cho giáo viên công tác ở xa…
“Chúng tôi muốn đưa ra được những chính sách tốt hơn, ở mức phù hợp, để tiếp tục cải thiện đời sống nhà giáo, giúp họ yên tâm gắn bó với nghề, thu hút được nhiều người giỏi vào nghề”, ông Vũ Minh Đức nói.
News
Em chồng xây nhà, tôi muốn giúp một tay, nào ngờ mẹ chồng nói một câu lạnh gáy
Tôi chưa từng nghĩ mẹ chồng lại thẳng thừng tuyên bố một câu như vậy, chẳng khác nào đẩy vợ chồng tôi ra khỏi nhà. Ảnh minh họa. Vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng và em chồng đã vài năm nay. Trong…
Bi kịch gia đình: Chồng vào bếp, vợ đi làm, mẹ chồng bỗng chốc nổi giận Không khí gia đình căng thẳng vì một câu nói của đứa trẻ trong nhà
Niềm vui chưa kéo dài bao lâu, mẹ chồng bỗng nổi giận vì những lời “khoe khoang ngây thơ” của hai đứa con nhỏ, khiến không khí gia đình bỗng chốc căng thẳng tột độ. Ảnh minh họa. Khi nghe các cháu…
Mẹ bạn trai nhiều chuyện ngay từ đầu ra mắt
Ánh mắt bà như xoáy sâu vào chiếc túi xách của tôi, đôi mắt lạnh lùng đầy toan tính, khiến không khí giữa chúng tôi như ngưng lại trong sự dè bỉu. Ảnh minh họa. Chiếc túi xách vài chục triệu đồng…
Con dâu mặc váy đi làm, cả nhà chồng tổ chức họp gia đình
Sống trong gia đình 3 thế hệ, tôi cảm thấy mệt mỏi khi làm bất cứ việc gì. Không người này thì người kia ý kiến, đánh giá khiến tôi chỉ muốn ra ngoài ở riêng. Tôi bước chân vào…
Về ra mắt bị mẹ chồng tương lai hỏi cung, lại còn đưa ra yêu cầu vô lý
Lan ra về mà lòng rất đỗi nhẹ nhàng. Bởi cô biết rằng, sống trong gia đình nhà chồng như thế này thì sớm muộn cô cũng sẽ phải ly hôn. Đã có rất nhiều những câu chuyện “dở khóc dở cười”…
Vay tiền vợ không được, chồng đưa ra lời dằn mặt
Chồng vừa dứt lời cũng là lúc tôi thất vọng tột độ về anh ta. Bao dự định, kế hoạch về tương lai của gia đình cũng sụp đổ theo. Tôi và chồng cùng quê, anh hơn tôi 4 tuổi. Thời điểm…
End of content
No more pages to load