Khi dùng thẻ BHYT hợp lệ, người bệnh được quỹ BHYT thanh toán hầu hết chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT dù đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Báo Người đưa tin ngày 07/03 đưa thông tin với tiêu đề: “Trường hợp không được hưởng BHYT dù khám, chữa bệnh đúng tuyến từ 1/7/2025, ai cũng nên biết” cùng nội dung như sau:
Cụ thể, theo quy định tại Điều 23, Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 18, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024), 12 trường hợp không được hưởng BHYT dù khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến từ 1/7/2025 gồm:
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o và r khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp đang điều trị nội trú hoặc cấp cứu phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 27 của Luật này;
c) Chi phí cho sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc, thiết bị y tế, máu, chế phẩm máu, khí y tế, vật tư, dụng cụ, công cụ, hóa chất sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
Ảnh minh hoạ.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.
8. Sử dụng thiết bị y tế thay thế bao gồm chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
11. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
12. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Trước đó, báo Dân trí ngày 01/03 cũng có bài đăng với thông tin: “Người có thẻ BHYT không phải trả tiền khi khám chữa bệnh dưới 351.000 đồng”. Nội dung được báo đưa như sau:
Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (gọi tắt là Luật BHYT 2024) có hiệu lực từ ngày 1/7. Tuy nhiên, mức hưởng BHYT của người tham gia BHYT được quy định tại Điều 22 có hiệu lực từ ngày 1/1.
Theo đó, người tham gia BHYT thuộc một số nhóm do ngân sách nhà nước đóng, hoặc ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng được hưởng chế độ BHYT chi trả 95%-100% chi phí khám chữa bệnh; những nhóm còn lại chỉ được BHYT chi trả 80%, người bệnh cùng chi trả 20%.
Tuy nhiên, những nhóm BHYT chi trả 80% này vẫn được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh (người bệnh không phải cùng chi trả) trong ba trường hợp cụ thể.
Thứ nhất, trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định.
Thứ hai, khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, bao gồm: trạm y tế; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; trạm y tế quân – dân y, phòng khám quân – dân y; trung tâm y tế cấp huyện có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là phòng khám; y tế cơ quan, đơn vị…
Thứ ba, khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 lần mức tham chiếu.
Ngày 1/1, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật BHYT.
Tại Điều 1, Nghị định số 02/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về mức hưởng BHYT đối với các trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật BHYT.
Theo đó, Chính phủ quy định người bệnh khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT sẽ được thanh toán 100% chi phí trong trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Hiện mức lương cơ sở đang áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng, 15% mức lương cơ sở là 351.000 đồng.
Như vậy, khi người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng quy định mà tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 351.000 đồng thì được quỹ BHYT thanh toán 100%.
News
Lùm xùm loạt nghệ sĩ quảng cáo hàng giả: Cục trưởng chính thức lên tiếng
Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết đã giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu và có thông tin cụ thể tới báo chí. Sau khi cơ quan chức năng công bố danh…
NSND Xuân Bắc lên tiếng về lùm xùm loạt nghệ sĩ quảng cáo hàng giả
Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết đã giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu và có thông tin cụ thể tới báo chí. Sau khi cơ quan chức năng công bố danh…
Biệt thự của NSND Hồng Vân hiện tại thế nào?
Sau những ồn ào, nữ nghệ sĩ có cuộc sống viên mãn bên ông xã là tài tử một thời. Thời gian qua, những vụ sản xuất, bán hàng giả bị cơ quan chức năng phát hiện gây xôn xao…
Nhà chồng bắt sinh thêm con trai để nối dõi, Lan đưa ra quyết định khiến họ phải x:ấ:u h:ổ
Lan, một cô dâu trẻ, đã kết hôn với Tuấn được năm năm. Họ có hai cô con gái xinh xắn: bé Mai (4 tuổi) và bé Hồng (2 tuổi). Lan yêu thương các con hết mực, và Tuấn cũng…
Vợ đẹp của MC Quyền Linh giữa ồn ào của chồng
Vừa qua, vụ triệt phá đường dây sản xuất 573 nhãn hiệu sữa giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, phụ nữ có thai,… đang khiến dư luận bức xúc. Trên các diễn đàn, nhiều sao Việt bị cộng…
Phản ứng của vợ MC Quyền Linh khi chồng gặp lùm xùm
Vừa qua, vụ triệt phá đường dây sản xuất 573 nhãn hiệu sữa giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, phụ nữ có thai,… đang khiến dư luận bức xúc. Trên các diễn đàn, nhiều sao Việt bị cộng…
End of content
No more pages to load