Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. Còn lương của tôi cũng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà, tôi mà nghỉ thì gánh nặng sẽ đổ lên vai chồng.

Nhà chồng tôi có 3 anh em trai, sau khi các anh chồng ra ở riêng thì chúng tôi lại sống cùng bố mẹ. Chồng tôi rất có hiếu với ông bà, anh sợ tuổi già của 2 người không có con cái ở cạnh sẽ tủi thân, thế nên dù vợ thuyết phục thế nào thì cũng không chịu ra riêng.

Để dập tắt ý tưởng mua đất làm nhà của vợ, chồng quyết định lấy hết tiền tiết kiệm để đập bỏ nhà cũ xây mới trên đất của ông bà. Từ ngày xây xong nhà, tôi không còn ý định ra ngoài sống nữa, cam chịu sự sắp đặt của chồng.

Ở cùng với bố mẹ chồng lâu ngày, tôi nhận thấy ông bà là những người tốt nên cuộc sống của tôi cũng khá thoải mái khi ở nhà chồng.

Có một điều nghịch lý trong gia đình tôi, khi con tôi còn nhỏ, bố mẹ chồng không phải chăm sóc mà lại qua trông nom con cái của 2 chị dâu sống gần nhà chúng tôi. Bởi nhà ngoại ở gần nên tôi gửi con để đi làm mỗi ngày. Thế nhưng khi về già thì sức khỏe của ông bà nội lại giao phó hoàn toàn cho tôi phụng dưỡng.

Mỗi khi ông bà ốm đau bệnh tật thì chỉ có tôi phục vụ, còn các anh chị chỉ đến hỏi thăm vài câu hay mua được hộp sữa thuốc bổ là xong nhiệm vụ. Sau khi bố chồng mất, sức khỏe mẹ yếu hẳn không thể tự nấu cơm và vệ sinh bản thân được nữa.

Ở cùng với bố mẹ chồng lâu ngày, tôi nhận thấy ông bà là những người tốt nên cuộc sống của tôi cũng khá thoải mái khi ở nhà chồng. (Ảnh minh họa)

Công việc của tôi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về, các con tôi học về muộn không thể cơm nước giúp bà được. Các anh chị cũng đang công tác, không ai có ý định nghỉ chăm sóc bà.

Chồng tôi bảo:

“Mẹ vất vả nuôi nấng 3 con khôn lớn, bây giờ các anh chị muốn thuê người làm chăm sóc cho bà nhưng anh không yên tâm. Anh muốn tuổi già của mẹ được sống vui vẻ bên con cháu chứ không phải người ngoài. Vợ chồng mình phải có một người ở nhà trông nom bà, không thể đi làm hết được”.

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. Còn lương của tôi cũng đủ chi tiêu sinh hoạt cho cả nhà, tôi mà nghỉ thì gánh nặng sẽ đổ lên vai chồng.

Tôi cũng muốn con cái nhìn vào tấm gương của bố mẹ hiếu lễ với bà mà học hỏi nên tôi quyết định nghỉ việc ở nhà chăm sóc mẹ chồng. Vậy là suốt 7 năm qua, tôi luôn ở bên phụng dưỡng mẹ chồng cho các anh chị yên tâm kiếm tiền và gia đình được yên ổn.

Một hôm người hàng xóm qua chơi, thấy tôi tất bật xoa bóp chân tay, thay bỉm, dọn chiếu, lau nhà rồi bón cơm cho mẹ chồng, bác ấy thở dài nói:

“Nhìn cháu vất vả là thế mà có ai biết đâu. Mấy người chị dâu của cháu mỗi lần về đây đều ghé qua nhà bác ngồi chơi, than thở một tí, họ đều cho rằng nếu không có khoản lương hưu 19 triệu/tháng của mẹ chồng, chắc gì cháu đã chăm sóc bà”.

Chồng tôi là người mang nguồn thu chính về cho gia đình, anh không thể ở nhà được. (Ảnh minh họa)

Nghe những lời hàng xóm nói mà tôi nóng mặt thật sự, bản thân phải nghỉ việc, thức khuya dậy sớm hầu hạ mẹ chồng để các anh chị yên tâm làm việc, vậy mà chưa bao giờ được ai động viên lấy một lời, còn nghi ngờ tôi chiếm dụng tiền lương của bà.

Ngay sau đó, cuộc họp gia đình được mở ra, tôi đưa cho các anh chị xem cuốn sổ chi tiêu từ khi tôi cầm thẻ lương hưu của mẹ chồng đến nay. Mỗi tháng, tôi chi cho bà 2 triệu tiền ăn, 3 triệu tiền thuốc thang, số tiền còn dư thì mua vàng cho bà giữ.

Sau khi họp xong, mẹ chồng gọi các con vào phòng và đặt 3 túi vàng trên bàn, ai thích lấy phần nào thì lấy. Mẹ bảo bản thân già rồi, mua vàng chỉ để cho con cháu, bản thân cũng chẳng giữ làm gì.

Các anh chị rất vui sướng khi đột ngột nhận được số vàng đó mà không phải mất chút công sức nào. Buổi tối hôm đó, chồng thủ thỉ tai vợ:

“Em có buồn khi vất vả chăm sóc mẹ mà bà lại cho số vàng bằng những anh chị khác không?”.

Tôi lắc đầu nói:

“Em chăm sóc mẹ không phải vì tiền mà là đang giáo dục các con. Thành công lớn nhất của em là có được những đứa con hiếu thảo, món quà đó còn giá trị hơn cả 10 cây vàng”.

Chồng rất cảm ơn tôi vì đã lấy được người vợ tốt.