Theo quy định việc xây nhà trên đất nông nghiệp là vị phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định.
Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?
Khái niệm về đất nông nghiệp chính là tất cả các loại dất sử dụng với mục đích như trồng trột, chăn nuôi, trồng rừng, lâm nghiệp, phòng hộ đê điều, nuôi trồng thủy hải sản, trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây lâu năm… Như vậy, tất cả những loại đất dùng làm tư liệu sản xuất, không phải đất thổ cư – Đất ở đều là đất nông nghiệp.
Các loại đất này chỉ phục vụ cho sản xuất, và phục vụ cho những lợi ích nhất định của xã hội nên không được phép xây nhà để ở. Chính vì vậy, những trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp hoàn toàn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định đã ban hành.
Mực phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp?
Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta…
Việc xây nhà trên đất rừng phòng hộ bị phạt lên tới 500 triệu đồng
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
– Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
News
Áp lực tài chính khiến không ít lần chúng tôi rơi vào tình cảnh cãi vã, con cái thiếu thốn
Mua căn chung cư 2 tỷ đồng, vợ chồng tôi chỉ thư thả năm đầu, mấy năm sau “thở ôxy thoi thóp” về tài chính do lãi suất thả nổi và các chi phí sinh hoạt đều tăng. Câu chuyện…
Cuối năm gặp vận đen: Ô tô đâm vào rạp đám tang ở Hải Dương
Một chiếc xe ô tô mất lái bất ngờ đâm vào giữa rạp đám tang tại thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang, Hải Dương) khiến nhiều người bị thương. Theo Báo Hải Dương đưa tin, chiều ngày 31/12 trên địa…
Chồng và gia đình chồng luôn muốn cả gia đình tôi dành cả đợt Tết ở quê nội
Lấy lý do cả năm đã ở gần nhà mẹ, chồng và gia đình chồng luôn muốn chúng tôi dành cả đợt Tết ở quê nội, từ ngày bắt đầu được nghỉ tới khi đi làm lại. Tôi lấy chồng…
10 năm làm dâu, tôi phải gồng mình để lo chu toàn cho Tết nhà chồng
Hơn 10 năm làm dâu là hơn 10 năm tôi gồng mình để lo chu toàn cho Tết nhà chồng nhưng đổi lại, tôi chỉ nhận lại sự thờ sơ, vô cảm của chồng và gia đình chồng. Như mọi…
Đang yên ấm, Hà Trí Quang bị Thanh Đoàn nhắc nhở thẳng thắn, liên quan đến 2 con
Bé Ka Ka được nhận xét ngày càng như “bản sao” hoàn hảo của Hà Trí Quang, có tính cách rất ngoan ngoãn và lễ phép. Mới đây, Thanh Đoàn đã chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh anh đang…
Chồng MC Mai Ngọc từng đổ vỡ với 1 Hoa hậu Vbiz và có con riêng
Những thông tin về chồng thứ 2 của Mai Ngọc nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Trong ngày bước sang tuổi mới, MC Mai Ngọc chính thức công bố hình ảnh đăng ký kết hôn. Cả hai “chốt…
End of content
No more pages to load