Việc không có gì nhưng bà luôn dùng cách tệ nhất để nói, còn nói rất to như nhà cãi nhau dù mới mùng một mùng hai Tết.
Tôi lấy chồng tám năm, bốn thế hệ sống chung, gia đình 11 nhân khẩu. Khi tôi cưới được ba năm thì em chồng lấy vợ. Tôi và em dâu sống cùng năm năm, hai chị em và hai gia đình nhỏ không có xích mích gì. Vì kinh tế chúng tôi độc lập và cả hai đều biết điều, lựa nhau sống. Gia đình em đang xây nhà và sẽ ra ở riêng sau khoảng nửa năm nữa.
Điều làm tôi buồn nhất là mẹ chồng. Trước giờ tôi về làm dâu, chưa bao giờ lề hà việc gì trong nhà. Thời gian rảnh, cũng ra vườn cuốc đất trồng rau, ra đồng giúp bà làm cỏ lúa, cấy hái vì nhà vẫn cấy ít để lấy lúa ăn. Nếu không đi cấy được, tôi sẽ thuê người cấy cho bà. Nhà có giỗ chạp, tôi có thể xin nghỉ hoặc nếu có việc không nghỉ được, tôi sẽ dậy sớm nấu cho bà. Bà chỉ việc sắp mâm thắp hương.
Con cái còn nhỏ, tôi luôn tự nhủ rằng bà giúp được là tốt, còn con là của mình nên việc gì làm được, tôi tự làm. Thương bà vất vả vì ông ngoài đón cháu đi học về thì không giúp bà gì nữa. Con tôi từ bé đến giờ, số lần bà tắm cho chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nói để mọi người hiểu rằng, tuy ở chung dù là lúc con còn bé nhưng tôi cũng không phụ thuộc vào bà quá nhiều. Trong suy nghĩ của tôi, con mình thì mình chịu trách nhiệm chứ không ai có nghĩa vụ phải giúp mình.
Về kinh tế, khi em chồng chưa lấy vợ, vợ chồng tôi đều gửi chi phí sinh hoạt cho bà. Khi em dâu về, bà không cầm nữa, hai chị em dâu tự mua thức ăn trong nhà, đóng tiền điện, ông bà lo tiền ma chay hiếu hỉ. Buổi sáng, tôi nấu ăn cho cả nhà, cho con ăn uống, phơi quần áo, cho cụ uống thuốc, đưa con đi học. Bát đũa có hôm sáng tôi kịp rửa, có hôm không.
Sáng đó tôi phơi quần áo xuống, thấy chồng đã đi làm, con đã ăn xong, nhưng chắc do vội nên chồng quên không dọn bát vào bồn rửa, tôi thì chưa kịp dọn. Bà vào nói “ăn xong thì rửa đi, tao không phải ôsin của nhà mày”. Bà nói câu đó thật sự tôi thấy tổn thương. Việc tôi làm cho mọi người, bà coi đó là chuyện đương nhiên, còn bà rửa giúp tôi vài cái bát thì thành ôsin. Sau đó tôi nói chuyện với chồng nhưng anh luôn bảo “tính bà vậy rồi, không khéo ăn khéo nói, em biết rồi còn gì”.
Thật sự chính chồng tôi cũng thấy bất tiện khi sống cùng ông bà, bảo ra riêng cũng khó vì nhà đang ở ông bà tuyên bố cho chồng tôi. Hơn nữa nhà chồng tôi cũng rộng, chú em sắp ra riêng. Giờ tôi ra thuê trọ, chắc cả làng cười cho, lại nghĩ ông bà sống thế nào mà nhà rộng thế, có hai đứa con ra riêng hết rồi phải thuê trọ. Tôi vẫn muốn thuê trọ ở riêng, còn chồng lại sợ ông bà mang tiếng với hàng xóm.

Mẹ chồng chỉ muốn tôi ở nhà làm ôsin cho con
Có hai vấn đề khiến tôi rơi vào hoàn cảnh như bây giờ là con đau ốm liên tục và mẹ chồng yêu cầu quá cao đối với tôi.
Hai năm đầu về làm dâu, tôi rất stress về cách ăn nói của mẹ chồng, dù bà không để bụng nhưng nói gì là cứ như đấm vào tai. Sáng nào có việc gì mà tôi chưa kịp dậy, bà lên mở phòng nói “giờ này còn chưa dậy, định ngủ đến bao giờ?”. Thay vì nói thế, sao bà không gọi “dậy nấu cho mẹ cái này cái kia”, vậy có phải hay hơn không. Như thế tôi cũng vui vẻ dậy. Tôi không phải người lười biếng gì nhưng có lúc cũng không vừa lòng bà.
Tôi vừa mua cho con bộ quần áo mới, bà thấy không đẹp và bảo như ăn mày. Mặt cháu bị mấy nốt muỗi đốt, bà bảo lem nhem như chó nhá. Bà toàn nói những câu sốc, nhiều lúc nghe tổn thương. Không riêng gì tôi, em dâu và mọi người xung quanh, ngay cả bố chồng tôi và anh em hàng xóm cũng khó chịu với kiểu bà nói. Việc không có gì nhưng bà luôn dùng cách tệ nhất để nói, còn nói rất to như nhà cãi nhau dù mới mùng một mùng hai Tết. Chồng bảo tôi cứ coi như không nghe thấy cho tâm đỡ phiền. Dù hạn chế tối đa tiếp xúc nhưng nhiều khi vẫn tổn thương. Có phải bảo không nghe là không nghe đâu. Có cách nào cải thiện không mọi người, vì tôi còn sống cùng bà rất lâu nữa. Tôi xin cảm ơn.
News
“Hố t:ử thần” nu:ốt ng/ười ở Bắc Kạn: Diện tích ngày càng mở rộng, đu dây xuống kiếm nhưng không thấy gì ngoài…
“Hố t;ử thần” trên Quốc lộ 3B tiếp tục sụt lún, miệng hố mở rộng hơn lúc ban đầu, mực nước dâng cao gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích. Sáng 4/6, bà Hoàng Thị…
Ngày tôi đính hôn, chú hàng xóm liền tặng món quà trị giá 3 tỷ không rõ lý do, nhà trai bức xúc mang trầu cau về
Nói xong, chồng tương lai của tôi tức giận ra về, còn bố của anh ấy trách bố mẹ tôi không biết dạy dỗ con gái khiến 2 gia đình mất mặt. Sau đó, nhà trai mang trầu cau về,…
L;;ột ga giường của mẹ chồng đi giặt, con dâu ch:;;ết đứng với bí mật đằng sau 33 tờ giấy mỏng
Trong một buổi sáng yên bình tại ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô, Linh, cô con dâu mới về làm dâu được vài tháng, quyết định dọn dẹp phòng mẹ chồng để thể hiện sự chu đáo. Bà Hạnh, mẹ…
“Nhìn mẹ cô dâu kìa, ng:;hèo mà bày đặt làm thông gia với nhà này”
Tại một làng quê nhỏ ở miền Trung Việt Nam, chị Lan, một người mẹ nghèo nuôi con gái một mình suốt 20 năm, chuẩn bị cho ngày cưới của con gái mình, bé Hương, với Minh – con trai…
Trong túi chị chỉ còn vỏn vẹn 20 nghìn đồng, không đủ để mua sữa cho đứa con trai 5 tuổi đang sốt cao ở nhà
Trong một buổi chiều mưa tầm tã tại một khu phố nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn, chị Hoa, một người mẹ đơn thân 38 tuổi, lặng lẽ bước vào siêu thị mini gần nhà. Với chiếc áo mưa sờn…
Mỗi lần con bé ngây thơ chỉ vào những người đàn ông trên phố và hỏi: “Mẹ ơi, đó có phải bố con không?”, tim tôi lại nhói đau
Lan, một bà mẹ đơn thân 28 tuổi, sống cùng cô con gái nhỏ Minh Anh trong một căn hộ chật chội ở Sài Gòn. Minh Anh, mới 5 tuổi, hồn nhiên nhưng hay hỏi về bố. Mỗi lần con…
End of content
No more pages to load