Mẹ bảo đây là quà mẹ cố gắng lấy về dù ở thành phố chẳng ai làm như vậy. Vội quá nên mẹ chỉ nhặt được 2 miếng giò và ít xôi.
Khi tôi 13 tuổi, mẹ được mời đi dự đám cưới của con bác hàng xóm ở thành phố. Đó là một nhà hàng lớn, sang trọng. Có lẽ đó là lần đầu tiên mẹ tôi được đi lên thành phố sau bao năm làm lụng ở quê, chân lấm tay bùn.
Tôi đòi đi cùng mẹ nhưng không có suất đi, mỗi nhà được một người lớn. Là hàng xóm gần gũi nên mẹ được lên xe, ngồi trang trọng. Mẹ hứa: “Khi về, mẹ sẽ lấy phần cho con”.
Tôi nhìn theo bóng mẹ, nước mắt chảy dài. Suốt ngày hôm đó, tôi thấp thỏm như mong mẹ về chợ. Đến 17h mẹ về, say xe, mệt lả. Mẹ bảo bị nôn nhiều lắm, “cỗ xịn ra ngoài, phí hoài hết rồi”. Vừa nói mẹ vừa lấy ra cho tôi một phần giò và nắm xôi.
Mẹ bảo đây là quà mẹ cố gắng lấy về, dù ở thành phố chẳng ai làm như vậy. Vội quá nên mẹ chỉ nhặt được 2 miếng giò.
Ảnh minh họa
Bố tôi nhìn thấy thì không hài lòng, mắng mẹ: “Cái bà này, đi ăn cỗ ở phố mà còn xách về miếng giò làm gì cho mất thể diện. Đi ăn cưới ở phố thì cho ra dáng. Ở phố ai người ta làm thế, mình lấy về mang tiếng”.
Thấy bố khó chịu, mẹ tôi lắc đầu bảo: “Miếng giò ở phố khác ở quê. Đây là quà tôi lấy về cho các con, đi ăn cưới phải có phần chứ. Ông không ăn thì thôi, để chúng nó ăn. Ở quê ai chả lấy cỗ về mà thể với diện cái gì?”.
Tối hôm đó, “cỗ” mẹ mang về bày ra đĩa. Nắm xôi tôi nhường mẹ với bố còn 2 miếng giò chia đôi, cho em một nửa. Bố mắng mẹ là thế nhưng cũng ăn miếng xôi rồi tấm tắc khen ngon, khác xôi nhà nấu. Tôi cắn vào miếng giò, cảm thấy ngon đến lạ, vừa ăn vừa hí hửng: “Giò ngon quá mẹ ơi, giò phố có khác, ngon hơn hẳn giò ở quê mình”.
Nói rồi tôi quay sang hỏi em gái xem em cảm nhận thế nào. Hai đứa cứ rối rít khen ngon, mẹ cười khúc khích. Mẹ dù mệt sau chuyến đi nhưng vẫn ngồi ăn cơm với cả nhà cho chúng tôi vui.
Đó không phải là lần đầu tôi được ăn giò nhưng là miếng giò tôi cảm thấy “sang” nhất, ngon nhất vì vừa ăn tôi vừa mường tượng đến đám cưới trên thành phố sẽ thế nào, đẹp đẽ, sang trọng ra sao.
Đó là món ăn mang cả tình thương lẫn ước ao của một người mẹ muốn con nếm trải được hương vị thành phố thế nào. Cũng từ đó, tôi luôn thích ăn giò.
Mẹ hiểu ý tôi nên bảo: “Các con cố gắng học hành, sau này lên thành phố, tha hồ ăn cỗ phố, tha hồ ăn giò”. Mẹ say sưa kể về đám cưới ở khách sạn sang, có cổng hoa, đèn phát sáng lấp lánh, có cả màn rót rượu bốc khói và bánh gato cưới. Mẹ bảo còn có cả ca sĩ đến hát. Và đó là lần đầu mẹ được dự đám cưới sang trọng như vậy.
Nghe mẹ nói, trong lòng tôi trỗi dậy quyết tâm. Tôi tự nhủ phải cố gắng học hành thành tài để sau này lên thành phố lập nghiệp. Thời gian trôi qua, tôi thực sự đã được như ước nguyện.
Đỗ vào đại học, có công việc ở thành phố, tôi cố gắng kiếm tiền lo cho gia đình. Cuộc sống xa nhà có quá nhiều khó khăn nhưng lúc nào chùn bước, tôi lại nghĩ về cha, về mẹ, về em gái còn vất vả ở quê.
Khi kiếm được tiền, có công việc tốt, được đi đây đi đó, được bước vào nhiều nhà hàng sang trọng, tôi lại nghĩ đến tuổi thơ năm nào.
Giò không còn là món ăn thường xuyên của tôi nữa nhưng là món mỗi lần nhìn thấy, tôi lại ứa nước mắt nhớ tuổi thơ. Mỗi lần về quê, mẹ lại chuẩn bị cho tôi đôi, ba cân giò mang lên phố ăn và biếu bạn bè.
Tôi tự nhủ rằng, sau này nếu lấy chồng, nhất định phải tổ chức đám cưới ở một khách sạn sang trọng. Không phải để khoe mẽ mà để bố mẹ được bước lên sân khấu, được nở mày nở mặt với mọi người. Để những người thân của tôi ở quê được lên thành phố, ăn món ăn thành phố, dự đám cưới ở nơi sang trọng.
Miếng giò năm ấy không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là một phần ký ức đẹp đẽ, là động lực để tôi cố gắng nỗ lực, để cha mẹ có thể cười hạnh phúc khi nhìn thấy tôi trưởng thành.
Đó cũng là bài học nhắc nhở tôi hiểu rằng, những điều cha mẹ dành cho con có thể không phải là điều tốt đẹp nhất trên đời nhưng đó chắc chắn là điều tốt đẹp nhất cha mẹ có.
News
Gặp lại bạn cấp 3, anh ấy khoe lương 200 triệu/tháng, tôi làm bảo vệ chỉ 200 nghìn đồng/ngày, đánh bạo hỏi một câu đối phương bỗng cúi gằm mặt
Tôi không ngờ câu hỏi của mình lại gây kích động lớn như vậy. Cuộc sống ngày càng phát triển, những điều kiện về vật chất cũng được chú trọng nhưng cũng làm lộ bản chất thật của một số…
Đi họp lớp cuối năm, tôi bị bạn cư:ời nh:ạo vì làm nghề shipper, ra đến cửa thấy 1 người đi cạnh tôi thì anh ta lập tức nói xin lỗi
Kỷ niệm trong buổi họp lớp sẽ khiến tôi nhớ mãi không quên. Tôi tên Trương Hạo, một người đã tốt nghiệp Đại học được hơn 10 năm. Tôi chỉ là một người bị đánh giá là “thấp kém” trong…
Phương Nhi trước khi làm dâu nhà tỷ phú “bán xe điện”: Kỳ vọng thành “ngọc nữ” màn ảnh, nhan sắc thần thái hệt Tăng Thanh Hà năm xưa
Á hậu Phương Nhi từng bày tỏ đam mê lớn với diễn xuất và được kỳ vọng sẽ trở thành “thần tiên tỷ tỷ” của màn ảnh Việt. Sáng 15/1, thông tin về đám hỏi của Á hậu Phương Nhi và chồng thiếu…
Sau gần 2 năm tranh chấp, Hồng Loan thay áo cho ngôi nhà thừa kế từ “ông hoàng cải lương” Vũ Linh, m:ỉa m:ai cô ruột là “người không có lương tâm””
Căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm của “ông hoàng cải lương” Vũ Linh sau gần 2 năm tranh chấp nay được sửa sang trông như mới. Sau khi thắng kiện và nhận được 85% di sản thừa kế, Hồng…
Muốn là một trong những cái tên xuất hiện trong 30 giây quảng cáo của Táo Quân, nhãn hàng phải chi bao nhiêu tiền?
Là chương trình giải trí thân thuộc với khán giả truyền hình mỗi đêm giao thừa, dễ hiểu khi mức giá quảng cáo của Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2025 không hề nhỏ. Ngày 14/1, phía Đài truyền hình Việt…
CốNSND Trần Hạnh: Ông già đau khổ thiện lương của màn ảnh Việt, được đích thân Thủ tưởng Chính phủ làm điều này trong lễ truy tặng danh hiệu
Ngoài đời, NSND Trần Hạnh có cả thảy 7 người con, trong đó có ba người con không may đã mất. Còn trong đời sống nghệ thuật, ông còn được rất nhiều nghệ sĩ thế hệ lớp nể trọng và…
End of content
No more pages to load