Với anh ta, tiền đáng quý hơn tất cả nên dù chỉ là 200 nghìn đồng, anh ta cũng tiếc, thậm chí không muốn dành cho cả bố mẹ đẻ.
Tôi 50 tuổi, có hai con, một đã đi làm và một đang là sinh viên. Nhiều lần tôi muốn ly hôn nhưng bị chồng cầm dao dọa nên gắng sống trong gia đình không hạnh phúc này. Vợ chồng tôi là giáo viên THPT. Chồng tôi thu nhập cao hơn một phần ba so với thu nhập của vợ. Nhờ đầu tư bất động sản và bố mẹ hai bên giúp đỡ nên hiện nay, chúng tôi có nhà cửa, xe cộ, vài suất đất dự trữ. Chồng tôi là người đàn ông của gia đình, tu chí làm ăn, khéo tay, không cờ bạc rượu chè, không gái gú. Tôi chăm chỉ kiếm tiền, thích chăm sóc gia đình và tốt bụng. Nhưng cuộc hôn nhân 25 năm qua của tôi không hạnh phúc. Vì vậy, ở tuổi này, tôi không cam tâm tiếp tục sống cuộc đời không hạnh phúc.
Chồng tôi cực kỳ keo kiệt, gia trưởng, độc đoán, nói năng cộc cằn thô lỗ, thích kiểm soát, mặt lúc nào cũng hằm hằm với vợ con, ra ngoài thì nhẹ nhàng, ngọt ngào với mọi người; rất khó tính, kỹ tính; hay soi mói, hay chỉ trích, đổ lỗi… Với anh ta, tiền là thứ đáng quý hơn tất cả nên dù chỉ là 200 nghìn đồng, anh ta cũng tiếc, thậm chí không muốn dành cho cả bố mẹ đẻ. Mẹ chồng nhờ tôi mua con gà lễ đêm 30 Tết, lúc bà hỏi tiền thì tôi nói “con biếu mẹ”, chồng tôi nổi đóa khi biết chuyện này,…
Anh ta coi việc vợ làm dâu phải chăm lo cho nhà chồng nhiều hơn nhà đẻ. Vì thế, một ngày không sang thăm bố mẹ chồng là anh ta nhắc nhở, nhưng 25 năm qua, anh ta chưa từng chủ động gọi điện hỏi thăm bố mẹ vợ lần nào. Anh ta không yêu và không tôn trọng vợ, không trân trọng những đóng góp của vợ cho gia đình. Vợ làm việc nhà nhiều nhất, chăm lo sức khỏe cho cả nhà nhưng anh ta mắng vợ là “không đóng góp được gì cho cái nhà này”. Vợ hay đấu tranh để đòi được nhiều quyền tự do hơn thì anh ta chửi vợ là “khắc phu hại tử”.
Anh ta muốn một người vợ chỉ biết răm rắp nghe theo chồng, chưa bao giờ quan tâm đến sở thích của vợ. Vợ thích đi du lịch nhưng anh ta không cho đi dù tiền nộp chỉ một nửa. Vợ thích đọc sách, họa hoằn mới mua 200 nghìn tiền sách về thì anh ta chửi. Vợ nghe sách nói, anh ta bảo chỉ nghe mấy thứ giáo điều, lý thuyết suông. Cứ 3-4 ngày vợ sạc pin điện thoại một lần, anh ta càm ràm là sạc nhiều hỏng pin. Vợ nhắn tin mạng xã hội với mấy cô đồng nghiệp, anh ta nói “ở trường sao không trao đổi mà về nhà mới nhắn tin”. Đưa vợ đi mua giày dép, quần áo, anh ta chỉ cho mua những cái mà anh ta thích.
Anh ta cho phép về thăm ngoại mới được về (dù chỉ 50 km), chưa từng tặng quà hay hoa cho vợ con nhân ngày sinh nhật hay các ngày kỷ niệm, thậm chí, quên cả sinh nhật vợ, quên cả ngày cưới dù vợ không đòi hỏi phải hoa quà. Vợ có bệnh, anh ta thờ ơ, chẳng bảo vợ đi Hà Nội khám bệnh. Khám ở tỉnh ra bệnh, anh ta chẳng đoái hoài đến việc thuốc thang hay tẩm bổ. Vợ mua thuốc về uống cũng phải giấu giếm vì sợ chồng biết đó là thuốc ngoại.
Về ăn uống, được một hôm tổ chức ăn lẩu thì anh ta càu nhàu, bắt phải ăn rau trước ăn thịt sau làm cho không khí mất vui. Cơm thiu, anh ta cũng rang lên ăn cố. Lòng cá nấu giấm cũng ép con ăn để con bị đau bụng. Con muốn ăn thêm miếng thịt quay cũng phải xin bố… Anh ta chưa từng đưa vợ con ra ngoài ăn sáng hay đi nhà hàng dù có tiền. Vợ mua về làm, anh ta tỏ thái độ không hài lòng. Anh ta chỉ muốn bữa ăn hàng ngày có rau canh và thịt ba chỉ kho mặn.
Cứ buổi sáng ngủ dậy, anh ta lại cằn nhằn, trách cứ con, nào A nào B làm không khí buổi sáng của cả nhà trở nên u ám. Trước lúc ngủ, anh ta lại cằn nhằn việc gì đó không vừa ý trong ngày khiến vợ khó ngủ. Anh ta mê đồ đồng nát nên cứ đi đến chỗ kho đồng nát để tha đồ về, từ đôi dép người ta đã bỏ đi tới cái giá úp cốc chén, chổi quét nhà, cây lau nhà, nồi cơm điện rỉ sét, ấm siêu tốc bị hỏng, quạt hỏng… thành thử nhà tôi đã chật lại biến thành nhà kho. Hiện nay nhà tôi phải có tới sáu cái giá úp cốc, 30 cái tai nghe, chục cái quạt cây cũ đã sửa… Cái bếp từ được khuyến mại, anh ta bán đi, còn bếp đồng nát lôi về dùng tầm tà tậm tịt. Đồ dùng trong nhà đã cũ không bỏ đi, cái gì cũng giữ lại bảo sẽ có lúc cần đến.
Tôi thấy chất lượng cuộc sống của mình quá thấp khi đồ đồng nát giăng từ cổng vào tới phòng ngủ. Phòng ngủ thì tuềnh toàng. Máy giặt vài hôm lại hỏng. Máy xay sinh tố cũng thế. Điện thoại toàn mua đồ cũ tầm hai triệu đồng, dùng cũng gần 10 năm chưa thay mới (dù vợ thích chụp ảnh nhưng điện thoại cũ đó không chụp được). Nghĩ tới việc sống một mình, được bài trí căn phòng, căn nhà gọn gàng, tối giản như mình muốn, tôi thấy vui và muốn ly hôn. Anh em ruột của tôi bảo là tôi đang tồn tại, không phải sống. Em chồng bảo “sao chị sống lệ thuộc anh như vậy?”. Tôi đã đi qua nửa đời người, sống nhẫn nhịn cam chịu, chưa từng thấy hạnh phúc. Vì thế, tôi rất muốn bước ra khỏi cuộc hôn nhân này nhưng vẫn còn chút phân vân vì lo làm sao đối phó với “cái dao” của anh ta. Xin hãy cho tôi lời khuyên. Cảm ơn các bạn.
News
“Hố t:ử thần” nu:ốt ng/ười ở Bắc Kạn: Diện tích ngày càng mở rộng, đu dây xuống kiếm nhưng không thấy gì ngoài…
“Hố t;ử thần” trên Quốc lộ 3B tiếp tục sụt lún, miệng hố mở rộng hơn lúc ban đầu, mực nước dâng cao gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích. Sáng 4/6, bà Hoàng Thị…
Ngày tôi đính hôn, chú hàng xóm liền tặng món quà trị giá 3 tỷ không rõ lý do, nhà trai bức xúc mang trầu cau về
Nói xong, chồng tương lai của tôi tức giận ra về, còn bố của anh ấy trách bố mẹ tôi không biết dạy dỗ con gái khiến 2 gia đình mất mặt. Sau đó, nhà trai mang trầu cau về,…
L;;ột ga giường của mẹ chồng đi giặt, con dâu ch:;;ết đứng với bí mật đằng sau 33 tờ giấy mỏng
Trong một buổi sáng yên bình tại ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô, Linh, cô con dâu mới về làm dâu được vài tháng, quyết định dọn dẹp phòng mẹ chồng để thể hiện sự chu đáo. Bà Hạnh, mẹ…
“Nhìn mẹ cô dâu kìa, ng:;hèo mà bày đặt làm thông gia với nhà này”
Tại một làng quê nhỏ ở miền Trung Việt Nam, chị Lan, một người mẹ nghèo nuôi con gái một mình suốt 20 năm, chuẩn bị cho ngày cưới của con gái mình, bé Hương, với Minh – con trai…
Trong túi chị chỉ còn vỏn vẹn 20 nghìn đồng, không đủ để mua sữa cho đứa con trai 5 tuổi đang sốt cao ở nhà
Trong một buổi chiều mưa tầm tã tại một khu phố nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn, chị Hoa, một người mẹ đơn thân 38 tuổi, lặng lẽ bước vào siêu thị mini gần nhà. Với chiếc áo mưa sờn…
Mỗi lần con bé ngây thơ chỉ vào những người đàn ông trên phố và hỏi: “Mẹ ơi, đó có phải bố con không?”, tim tôi lại nhói đau
Lan, một bà mẹ đơn thân 28 tuổi, sống cùng cô con gái nhỏ Minh Anh trong một căn hộ chật chội ở Sài Gòn. Minh Anh, mới 5 tuổi, hồn nhiên nhưng hay hỏi về bố. Mỗi lần con…
End of content
No more pages to load