Tôi thấy việc chụp ảnh kỷ yếu ở phim trường tốn kém không cần thiết, không hợp với tuổi học trò nên phản đối, không ngờ vì chuyện này mà con trai tôi bị tẩy chay.
Con trai tôi đang học lớp 9 tại một trường THCS công lập ở Hà Nội. Vì là năm cuối cấp nên cả lớp lên kế hoạch chụp ảnh kỷ yếu để chuẩn bị chia tay, bước vào bậc THPT. Tôi là một thành viên của ban phụ huynh nên cũng tham gia vào bàn chuyện chụp ảnh kỷ yếu cho lớp.
Mọi chuyện bắt đầu từ mấy tuần trước, khi cả lớp thuê dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu trọn gói, địa điểm là trường học và công viên. Tuy nhiên sau đó, một nhóm nữ sinh đề xuất đổi địa điểm, ngoài trường học thì chụp ở một phim trường cưới nổi tiếng để có những bức ảnh thật lộng lẫy, nổi bật. Nhóm này có gần 10 người, tuy chỉ chiếm chưa tới 1/4 sĩ số nhưng rất có tiếng nói trong lớp, gần như mọi việc trong lớp đều do các nữ sinh này điều hướng để đi đến quyết định.
Khi biết chuyện, tôi và ban phụ huynh đều không ủng hộ việc chụp ảnh kỷ yếu ở phim trường cưới. Chúng tôi cho rằng ngoài trường học là địa điểm bắt buộc, công viên là nơi đủ để mang lại những hình ảnh đẹp, đầy cảm xúc mà không quá tốn kém. Chi phí chụp ở phim trường cưới cao hơn rất nhiều, thực sự lãng phí. Ảnh kỷ yếu là để lưu giữ kỷ niệm học trò, nếu biến thành bộ ảnh khoe sự xa xỉ với trang phục cầu kỳ và bối cảnh sang chảnh thì khó giữ được ý nghĩa ban đầu, khó đem lại những cảm xúc trong sáng khi hoài niệm tuổi học trò.
Tôi biết các nữ sinh ở độ tuổi này bị hấp dẫn bởi sức hút mạnh mẽ của những bộ ảnh “long lanh” cầu kỳ cả về hóa trang, bối cảnh lẫn chỉnh sửa. Nhiều cháu còn coi đây là cơ hội để thể hiện cá tính, sự sáng tạo và muốn cùng bạn bè tạo nên một bộ ảnh hoàn hảo làm kỷ niệm trước khi chia tay. Thế nhưng việc chụp ảnh kỷ yếu với những phong cách xa hoa không chỉ ảnh hưởng tới ý nghĩa của nó mà còn đặt ra vấn đề chi phí, không phải bạn nào cũng có hoàn cảnh kinh tế thuận lợi đủ để chi trả cho những gói chụp ảnh đắt đỏ.
Con tôi bị tẩy chay vì mẹ không đồng ý đóng tiền chụp ảnh kỷ yếu ở phim trường. (Ảnh minh họa AI)
Các thành viên ban phụ huynh đều có quan điểm như vậy khi trao đổi với nhau trong nhóm, tuy nhiên khi cần bàn với các cháu thì không ai có động thái gì, cuối cùng chỉ một mình tôi lên tiếng.
Khi tôi nêu quan điểm của phụ huynh và khuyên các cháu chọn phương án ban đầu thay vì chụp kỷ yếu ở phim trường, nhóm nữ sinh kia rất bức xúc. Một cháu gọi điện cho tôi, nói những lời lẽ rất gay gắt và khá hỗn. Nữ sinh này nói rằng việc chụp ảnh kỷ yếu phải do học sinh quyết định, phụ huynh có chụp đâu mà đòi xen vào. Cháu xưng hô vô lễ với tôi và cúp máy đột ngột sau khi xả ra một tràng những lời khó nghe.
Tôi đã trao đổi lại với ban phụ huynh, mọi người bảo thôi thì kệ bọn trẻ. Vài vị cũng không đồng tình với việc chụp ảnh kỷ yếu ở phim trường cưới giống tôi nhưng vì ngại va chạm nên không muốn ra mặt góp ý với cacs cháu. Vì thế, tôi cũng không lên tiếng nữa nhưng vẫn giữ quan điểm của mình, con trai tôi sẽ không mua gói chụp ảnh ở phim trường này.
Điều tôi không ngờ là chuyện đó lại ảnh hưởng tới con nhiều đến vậy. Mấy ngày sau sự việc, thằng bé về nhà với vẻ mặt buồn bã và kể rằng các bạn trong lớp bắt đầu xa lánh, coi thường và không muốn chơi cùng. Thậm chí, con còn bị vài bạn bè chế giễu vì “có người mẹ lạc hậu, không biết nghĩ cho con cái”.
Tôi xót xa vì con mình phải chịu những tổn thương về tinh thần như vậy, cố gắng giải thích cho con hiểu rằng giá trị của một người không nằm ở những bức ảnh đắt tiền, mà ở phẩm chất và cách chúng ta đối xử với nhau. Con trai vâng dạ, nhưng nó vẫn rất buồn. Hình như với một cậu học sinh lớp 9, điều này thật khó để thấu hiểu khi áp lực từ bạn bè quá lớn.
Tôi đã liên hệ với cô giáo chủ nhiệm để cô lên tiếng can thiệp trong chuyện chụp ảnh kỷ yếu ở phim trường cũng như chuyện con tôi bị tẩy chay. Cuối cùng nhóm nữ sinh nói trên cũng thỏa hiệp, đồng ý chỉ chụp ảnh ở trường và công viên nhưng có lẽ trong lòng vẫn bức xúc vì cảm thấy bị người lớn chi phối. Trước mặt cô giáo, mấy cô bé đó hứa sẽ không lôi kéo bạn bè tẩy chay con trai tôi, nhưng tôi e rằng sau lưng giáo viên và ban phụ huynh, bọn trẻ vẫn ghẻ lạnh với thằng bé và con tôi sẽ không thể hòa đồng ngay được.
Hiện giờ tôi không biết phải khuyên con trai ra sao. Sắp tới con phải vượt qua nhiều kỳ thi khốc liệt, tôi không muốn thằng bé vì chuyện nhỏ này mà ảnh hưởng đến tinh thần học tập cũng như tình cảm bạn bè.
News
“Hố t:ử thần” nu:ốt ng/ười ở Bắc Kạn: Diện tích ngày càng mở rộng, đu dây xuống kiếm nhưng không thấy gì ngoài…
“Hố t;ử thần” trên Quốc lộ 3B tiếp tục sụt lún, miệng hố mở rộng hơn lúc ban đầu, mực nước dâng cao gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích. Sáng 4/6, bà Hoàng Thị…
Ngày tôi đính hôn, chú hàng xóm liền tặng món quà trị giá 3 tỷ không rõ lý do, nhà trai bức xúc mang trầu cau về
Nói xong, chồng tương lai của tôi tức giận ra về, còn bố của anh ấy trách bố mẹ tôi không biết dạy dỗ con gái khiến 2 gia đình mất mặt. Sau đó, nhà trai mang trầu cau về,…
L;;ột ga giường của mẹ chồng đi giặt, con dâu ch:;;ết đứng với bí mật đằng sau 33 tờ giấy mỏng
Trong một buổi sáng yên bình tại ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô, Linh, cô con dâu mới về làm dâu được vài tháng, quyết định dọn dẹp phòng mẹ chồng để thể hiện sự chu đáo. Bà Hạnh, mẹ…
“Nhìn mẹ cô dâu kìa, ng:;hèo mà bày đặt làm thông gia với nhà này”
Tại một làng quê nhỏ ở miền Trung Việt Nam, chị Lan, một người mẹ nghèo nuôi con gái một mình suốt 20 năm, chuẩn bị cho ngày cưới của con gái mình, bé Hương, với Minh – con trai…
Trong túi chị chỉ còn vỏn vẹn 20 nghìn đồng, không đủ để mua sữa cho đứa con trai 5 tuổi đang sốt cao ở nhà
Trong một buổi chiều mưa tầm tã tại một khu phố nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn, chị Hoa, một người mẹ đơn thân 38 tuổi, lặng lẽ bước vào siêu thị mini gần nhà. Với chiếc áo mưa sờn…
Mỗi lần con bé ngây thơ chỉ vào những người đàn ông trên phố và hỏi: “Mẹ ơi, đó có phải bố con không?”, tim tôi lại nhói đau
Lan, một bà mẹ đơn thân 28 tuổi, sống cùng cô con gái nhỏ Minh Anh trong một căn hộ chật chội ở Sài Gòn. Minh Anh, mới 5 tuổi, hồn nhiên nhưng hay hỏi về bố. Mỗi lần con…
End of content
No more pages to load