Nghe câu nói của tôi mà bác hàng xóm tái mặt, ngồi đần ra một lúc rồi khen tôi nói đúng. Bác ấy kể nhiều hôm cả 2 ông bà già ốm mà không có con cháu ở bên, đầu óc choáng váng cũng phải bò dậy mà cắm nồi cơm ăn cho no cái bụng rồi uống viên thuốc.

Nhà chồng tôi có 4 người con, các anh chị đều được bố mẹ cho đất và ra ở riêng cả rồi. Ngày tôi về làm dâu, mẹ chồng nói nếu chúng tôi muốn ở riêng thì ông bà cũng ủng hộ, không ràng buộc con cái phải sống với người già.

Thế nhưng anh chị chồng tôi lại phản đối quyết liệt, đặc biệt là anh cả:

“Tại sao phải tốn kém nhiều tiền mua đất làm nhà trong khi nhà của bố mẹ lại rộng thênh thang. Sau này bố mẹ không ở, nhà để không cũng lãng phí. Có các em sống cùng, tuổi già bố mẹ yên tâm rồi. Lúc trẻ khỏe ông bà chăm sóc cháu, về già dựa vào các em và anh chị sẽ hỗ trợ đắc lực”.

Anh cả nói thế nên chồng tôi cũng xuôi lòng, không muốn ra ngoài sống nữa. Còn tôi thấy bố mẹ chồng sống tốt và thương con cháu nên sống cùng cũng chẳng sao cả.

Sau khi sinh con, tôi ở nhà nhận hàng về may và chăm sóc con. Thế nên việc trông nom con cái là không phải nhờ đến mẹ chồng. Bố và chồng tôi thì đi làm, còn mẹ ở nhà cơm nước và dọn dẹp cho cả nhà.

Suốt 18 năm qua, cuộc sống gia đình tôi vẫn êm đềm trôi đi, đôi lúc mẹ chồng nàng dâu có mâu thuẫn nhưng sau đó vui vẻ trở lại ngay. Không bao giờ tôi giận ông bà được quá một ngày. Nếu có gì khó chịu là tôi nói thẳng thật ngay lúc đó, không thể để giận hờn tích tụ lại được, như thế khó sống lắm.

Anh cả nói thế nên chồng tôi cũng xuôi lòng, không muốn ra ngoài sống nữa. (Ảnh minh họa)

Anh cả nói thế nên chồng tôi cũng xuôi lòng, không muốn ra ngoài sống nữa. (Ảnh minh họa)

Mấy năm gần đây, sức khỏe của bố mẹ chồng đều yếu, cả ngày chỉ ăn rồi chơi, không thể làm được việc gì. Tháng trước mẹ chồng bị ngã xe gẫy khớp háng và phải nằm một chỗ.

Cuối năm rồi nên anh chị nào cũng bận rộn đi làm từ sáng đến tối muộn mới về. Mọi người cũng ghé qua và hỏi thăm xem có việc gì cần giúp không. 8 – 9 giờ tối rồi thì ông bà lên giường ngủ rồi còn giúp được gì nữa.

Tôi biết ở cùng ông bà sẽ chịu nhiệt vất vả thiệt thòi nhưng không muốn kêu ca nửa câu. Vì tôi sợ các con biết được sẽ nghĩ tôi bất hiếu với ông bà. Tôi muốn các con nhìn thấy những việc làm của vợ chồng tôi để mà học tập và đối xử với bố mẹ tốt như thế lúc về già.

Những lúc các con rảnh rỗi, tôi bảo bọn trẻ xoa bóp cho bà hay rửa mặt, thay đồ giúp. Đứa con gái lớn tỏ vẻ khó chịu, tôi bảo:

“Nếu một ngày nào đó, mẹ nằm thế, con bỏ mặc mẹ sao?”.

Nghe tôi nói thế, con không đáp trả mà âm thầm làm việc theo sự chỉ bảo của mẹ.

Lâu lắm rồi, tôi mới có thời gian rảnh rỗi qua hàng xóm chơi. 2 bác cháu nói chuyện khá vui vẻ, sau đó bác ấy bảo:

“Ngày trước chúng mày ngố, ông bà cho ra ngoài không ra để rồi giờ phải thức đêm chăm sóc bà, ngày phải thay tã lau chùi cho bà. Mấy anh chị kia khôn không phải làm gì mà lại được quyền bắt bẻ vợ chồng cháu”.

Tôi biết ở cùng ông bà sẽ chịu nhiệt vất vả thiệt thòi nhưng không muốn kêu ca nửa câu. (Ảnh minh họa)

Tôi biết ở cùng ông bà sẽ chịu nhiệt vất vả thiệt thòi nhưng không muốn kêu ca nửa câu. (Ảnh minh họa)

Tôi cười nói:

“Bọn cháu ngố nên bố mẹ chồng mới được yên vui tuổi già, còn những người khôn chỉ biết nghĩ cho bản thân rồi sẽ sinh ra những đứa con khôn ngoan và về già bọn họ nhường nhau chăm sóc ông bà già”.

Nghe câu nói của tôi mà bác hàng xóm tái mặt, ngồi đần ra một lúc rồi khen tôi nói đúng. Bác ấy kể nhiều hôm cả 2 ông bà già ốm mà không có con cháu ở bên, đầu óc choáng váng cũng phải bò dậy mà cắm nồi cơm ăn cho no cái bụng rồi uống viên thuốc.

Thỉnh thoảng muốn đi bệnh viện khám bệnh, gọi điện nhờ các con, bọn nó đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên phát ngại. Thế nên 3 năm nay, ông bà có thẻ bảo hiểm y tế nhưng có đi khám đâu, vì có con nào chở đi đâu.

Tôi biết việc chăm sóc bố mẹ chồng còn nhiều khó khăn nhưng tôi không ngại khổ chỉ cần gia đình luôn vui vẻ ấm áp là đủ.