Ban đầu tôi nghĩ rằng chia đều số tiền sẽ là cách công bằng nhất, nhưng con trai cả lại nghi ngờ quyết định của tôi.
Đó là một ngày chủ nhật bình thường, hiếm khi gia đình tôi tụ tập đông đủ, quây quần bên nhau. Trên bàn ăn, 3 người con trai của tôi trò chuyện rôm rả, các con dâu cũng nói cười vui vẻ. Tuy nhiên, bầu không khí này bắt đầu thay đổi khi tôi đề cập đến khoản tiền tiết kiệm 2 tỷ đồng.
Tôi nghĩ, vì mình lớn tuổi rồi, nên sắp xếp mọi thứ cho hợp lý trước khi đầu óc kém minh mẫn. Vì thế nhân dịp gia đình đông đủ, tôi nói với các con:
– Bố và mẹ đã bàn bạc với nhau và quyết định chia đều khoản tiền tiết kiệm 2 tỷ cho các con, mỗi người sẽ nhận 600 triệu đồng, phần dư sẽ để bố mẹ dưỡng lão.
Tưởng rằng chia đều như vậy là hợp lý, các con sẽ chẳng ý kiến được gì, nhưng không ngờ con trai thứ 2 lại lên tiếng:
– Bố mẹ chia đều á? Điều kiện của con không giống như anh cả và em út, bố biết mà, con có nhiều con cái, áp lực lớn hơn.
Con trai thứ 2 vừa dứt lời thì con trai thứ 3 lập tức phản bác:
– Nhiều con đúng là áp lực thật, nhưng em cũng đâu kém anh. Em vừa mua nhà, nợ nần còn trên vay cũng khiến em ngột ngạt, áp lực lắm.
Nghe các con tranh cãi, tôi khó chịu vô cùng. Tôi cảm thấy rất bực bội vì các con chỉ chăm chăm vào lợi ích cá nhân mà quên đi tinh thần đoàn kết gia đình.
Nghe các con tranh cãi, tôi khó chịu vô cùng. (Ảnh minh họa)
– Bố, con nghĩ rằng điều bố muốn nói là hai chữ “công bằng”, nhưng thực ra bố làm vậy là không công bằng chút nào.
Cả căn phòng im bặt, mọi ánh mắt đổ dồn về phía con trai cả của tôi. Nó vốn ít nói và không thích tranh cãi, không ngờ hôm nay nó lại chủ động mở lời:
– Các em đều biết con đã sống một mình nhiều năm, không có vợ con. Tiền con kiếm đủ sống, không có nhiều gánh nặng. Nhưng các em thì sao?
Con trai cả quay sang nhìn hai đứa em, trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp:
– Các em có gia đình, có con cái, bố mẹ cũng đã lo lắng rất nhiều cho các em. Các em có bao giờ tự hỏi, tại sao anh vẫn độc thân suốt bao năm qua không?
Lời nói của con trai cả khiến tôi cảm thấy bất an, một dự cảm mơ hồ dâng lên trong lòng, nhưng tôi không dám ngắt lời con.
– Mọi người còn nhớ không? Ngày xưa, khi con và Linh chuẩn bị kết hôn, cô ấy là một người tuyệt vời, dịu dàng và hiểu chuyện, bố mẹ cũng rất thích cô ấy. Nhưng cuối cùng thì sao? Vì gia đình không có tiền, chuyện sính lễ kéo dài mãi, bố mẹ Linh không chờ được nữa, và chúng con buộc phải chia tay.
Bố có biết con đã buồn như thế nào không? Mỗi lần bố mẹ nói rằng tiền phải dành cho em hai kết hôn hay em ba mua nhà, con đều nhẫn nhịn. Nhưng giờ đây, con cảm thấy mình đã hy sinh quá nhiều. Bố mẹ nghĩ rằng chia đều là công bằng, nhưng thực sự có phải như vậy không?
Giọng điệu của con rất nhẹ nhàng, bình tĩnh nhưng mỗi từ như một nhát búa đập vào trái tim người làm bố, khiến tôi xấu hổ vô cùng. Tôi chợt nhận ra rằng mình chưa bao giờ thực sự nghĩ về lý do tại sao con cả vẫn độc thân, hay những kỷ niệm giữa nó và người yêu cũ. Trong những năm tháng gia đình tôi gặp khó khăn, mọi gánh nặng hầu như đều đè lên vai con cả, nhưng tôi và vợ đã không nhận ra rằng điều đó.
Trong những năm tháng gia đình tôi gặp khó khăn, mọi gánh nặng hầu như đều đè lên vai con cả, nhưng tôi và vợ đã không nhận ra rằng điều đó. (Ảnh minh họa)
Con trai thứ 2 và thứ 3 im lặng, dường như cũng không ngờ anh trai lại nói ra những lời đó. Sau đó, con trai thứ 2 lên tiếng với giọng điều đầy ân hận:
– Nếu bố thực sự muốn chia số tiền này, thì không phải chia đều, mà nên cho anh cả nhiều hơn.
Con thứ ba cũng gật đầu đồng tình, thừa nhận con trai cả của tôi đã hi sinh quá nhiều cho gia đình này. Tôi lặng lẽ quan sát các con, trong lòng dậy sóng.
Cuối cùng, tôi quyết định chia phần nhiều cho con trai cả và được cả gia đình tán thành. Sau sự việc này, bầu không khí trong gia đình trở nên ấm áp hơn, mối quan hệ giữa các con cũng được cải thiện, nhưng tôi biết rằng có những vết thương không thể xóa nhòa.
Tôi thường tự hỏi, nếu năm xưa tôi có thể suy nghĩ nhiều hơn cho con cả, có lẽ cuộc sống của con sẽ không cô đơn như bây giờ. Nhưng cuộc đời không có chữ “nếu”. Điều tôi có thể làm lúc này là bù đắp cho con.
Tôi cũng nhận ra rằng, làm cha mẹ không chỉ là nhìn vào sự công bằng bề ngoài, mà còn phải xem xét từng hoàn cảnh của mỗi đứa con, đặc biệt là những người âm thầm hy sinh nhiều nhất. Đứa con đó thường là người ít lên tiếng, nhưng lại là những người cần được quan tâm nhất.
News
Con bán nhà để chữa bệnh cho mẹ nhưng bà có 1 tỷ không chịu đưa
Nếu có số tiền này của mẹ, người con trai đã không phải bán đi căn nhà mà anh đã vất vả bao lâu mới mua được Tiểu Minh là một chàng trai lớn lên ở vùng nông thôn, là…
Cặp đôi chủ tịch – nàng thơ đình đám showbiz chính thức đăng ký kết hôn
Nhiều netizen đã để lại bình luận chúc phúc, ngưỡng mộ cặp đôi này. Ngày 02-12-2024 Phụ nữ số đưa tin “HOT: Cặp đôi chủ tịch – nàng thơ đình đám showbiz chính thức đăng ký kết hôn”. nội dung…
Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án
Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên y án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1). Bà Trương Mỹ Lan không thoát án tử hình – Ảnh: HỮU HẠNH Tòa…
Nam diễn viên vừa độ;t ng;ột qua đời ở tuổ;;i 32
Nam diễn viên đột ngột ra đi ở tuổi 32 dù trước đó không có dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. Ngày 03/12/2024 Saostar đưa tin “Bàng hoàng nam diễn viên vừa đột ngột qua đời ở tuổi 32,…
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo
Thông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2023, phóng viên của…
Em chồng vay tiền xây nhà nhưng lật mặt
Số tiền em chồng nợ chưa trả được thì gia đình tôi xảy ra chuyện buồn. Chồng tôi ngoại tình, về nhà anh quát tháo, mắng mỏ vợ con, suốt ngày đòi ly hôn để được sống với người tình….
End of content
No more pages to load