Cách đây 5 tháng chồng tôi có chuyến công tác dài ngày trong Sài Gòn, còn 1 phôi trữ đông trong viện, tôi vào cấy, không cho anh biết. May mắn lần cấy phôi này thành công nhưng 3 tháng đầu sau khi chuyển phôi tôi phải nằm viện.

“Vợ chồng gắn bó với nhau vì nhiều điều, vì tình vì nghĩa, vì nội ngoại đôi bên chứ không chỉ vì duy nhất đứa con nên em đừng tự áp lực cho bản thân. Anh yêu em và không đòi hỏi em bất cứ điều gì. Hãy cứ để mọi thứ thuận tự nhiên, không sinh được con, chúng ta vẫn có những niềm hạnh phúc khác mà”.

Tội bị chứng rối loạn phóng loãng nên sau cưới 10 năm vẫn chẳng thể có bầu. 10 năm kết hôn là ngần ấy thời gian tôi chạy chữa vô sinh, cấy IVF bao nhiêu lần đều không được do nội tiết bị suy giảm. Đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần nhưng nghe được những lời động viên an ủi như thế của chồng, tôi lại có thêm động lực đứng dậy bước tiếp. Cũng vì anh quá tốt, quá bao dung với người vợ “khiếm khuyết” như tôi mà dù có vất vả thế nào, tôi vẫn quyết tâm không từ bỏ thực hiện giấc mơ sinh con cho chồng.

 

Dù cưới 10 năm tôi chưa sinh được con nhưng chồng vẫn yêu thương hết mực. (Ảnh minh họa)

Dù cưới 10 năm tôi chưa sinh được con nhưng chồng vẫn yêu thương hết mực. (Ảnh minh họa)

 

Chồng tôi là con 1, lại là cháu đích tôn nên mỗi lần nhà có giỗ lễ, họ mạc hội họp là tôi sẽ bị bủa vây bởi những lời chất vấn, dò xét như: “Vẫn chưa có động tĩnh gì à?” hay “gần 40 tuổi rồi liệu có đẻ được nữa”. Những lúc ấy, chồng tôi lại chạy ra giải vây cho vợ bằng cách kéo ra chỗ khác không thì thẳng thừng đáp lời thay:

“Chuyện con cái của chúng cháu mọi người đừng nói ra nói vào nhiều lời làm gì. Nếu ai lo thay, đẻ thay được cho vợ chồng cháu thì hãy lên tiếng”.

Được chồng bao bọc che chở như thế tôi hạnh phúc vô cùng nghĩ rằng anh chính là sự bù đắp của số phận dành cho mình. Mặc dù tôi chưa có được niềm hạnh phúc của người làm mẹ nhưng 1 người vợ được chồng yêu thương thì tôi tự tin mình có.

Cách đây 5 tháng chồng tôi có chuyến công tác dài ngày trong Sài Gòn, còn 1 phôi trữ đông trong viện, tôi vào cấy, không cho anh biết. May mắn lần cấy phôi này thành công nhưng 3 tháng đầu sau khi chuyển phôi tôi phải nằm viện. Sang tháng thứ 4 thai ổn định, tôi được xuất viện cũng là lúc chồng kết thúc đợt công tác.

Hôm anh về, tôi hạnh phúc đi siêu thị gần nhà tính mua đồ ngon về nấu chào mừng chồng, rồi sau đó sẽ thông báo có thai cho anh mừng. Không ngờ vừa tới cửa tôi sững sờ nghe anh nói chuyện điện thoại trong phòng:

“Cô ấy sinh rồi, là con trai con nặng 3.5kg. Thằng bé sinh đủ tháng, khỏe mạnh, cứng cáp. Giờ bố mẹ đã có cháu đúng như mong muốn. Lúc nào có thời gian con sẽ đưa mẹ sang chơi với thằng bé.

Có điều mẹ nhớ thỏa thuận đó, không bao giờ được để lộ chuyện con có con riêng bên ngoài. Và con sẽ không bao giờ ly hôn Hân trong bất cứ hoàn cảnh nào”.

Háo hức nấu món ngon mời chồng và thông báo tin vui, ngờ đâu tôi chết lặng với những gì nghe được. (Ảnh minh họa)

Háo hức nấu món ngon mời chồng và thông báo tin vui, ngờ đâu tôi chết lặng với những gì nghe được. (Ảnh minh họa)

Lúc đấy tôi mới ngây người hiểu ra mọi chuyện. Hóa ra sau lưng tôi chồng đã tìm người phụ nữ khác sinh con theo yêu cầu của gia đình. Chuyến công tác dài 4 tháng là anh lừa tôi để tới chăm sóc và đón con trai riêng của anh chào đời. Sau đó tôi còn tìm hiểu biết được, hiện anh đã thuê nhà cho mẹ con người phụ nữ đó sống chung thành phố cho bố mẹ anh dễ qua lại thăm cháu.

Uất ức nhưng tôi chưa biết nên làm thế nào cho đúng. Hơn 10 năm vất vả nghĩ cách sinh con, tới khi có rồi ngỡ sẽ được hạnh phúc trọn vẹn thì tôi lại biết sự thật cay đắng này. Tôi yêu chồng và mong giữ cho con 1 mái ấm để nó sinh ra có đủ cha đủ mẹ. Vậy mà giờ anh có vợ lẽ con riêng, bảo làm sao tôi nhắm mắt coi như không biết? Giờ tôi nên làm gì với hoàn cảnh của mình đây, xin mọi người cho tôi lời khuyên với.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn phóng noãn

Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là một hội chứng được đặc trưng bởi tình trạng không rụng trứng hoặc ít rụng trứng, các dấu hiệu thừa androgen và đa nang buồng trứng, thường kèm theo đề kháng insulin và béo phì.

Tăng prolactin máu: Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng tăng prolactin máu như các nguyên nhân sinh lý (căng thẳng), bệnh lý (như u tiết prolactin, đa u tuyến nội tiết), các rối loạn hệ thống, sử dụng các thuốc làm tăng tiết prolactin hoặc do di truyền. Việc tăng prolactin máu sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau của hormone này, trong đó có rối loạn phóng noãn.

Rối loạn chức năng trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng: Đây là nhóm rối loạn gây ra bởi nhiều nguyên nhân, kết quả gây ảnh hưởng đến hàng loạt các hormone liên quan. Trong đó, có các hormone liên quan đến sự phóng noãn như GnRH, FSH và LH. Phổ biến nhất là tình trạng vô kinh chức năng vùng dưới đồi.